Sổ tay cá nhân

Tạo bởi: trai-tim-bang
Danh sách câu hỏi trong sổ
2
phiếu
0đáp án
484 lượt xem

Cho 1 dãy số gồm tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 30 là :-29;-28;...;-1;0;1;...;29 các số nguyên trên được lấy số thứ tự 1 cách tùy ý. Lấy số đó trừ đi số thứ tự của nó ta được 1 hiệu . Hãy tính tổng của tất cả các hiệu đó
Toán học

Cho 1 dãy số gồm tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 30 là :-29;-28;...;-1;0;1;...;29 các số nguyên trên được lấy số thứ tự 1 cách tùy ý. Lấy số đó trừ đi số thứ tự của nó ta được 1 hiệu . Hãy tính tổng của tất cả các hiệu đó
0
phiếu
0đáp án
36K lượt xem

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÍ VI-ÉT


I. LÝ THUYẾT
Cho phương trình bậc hai:     $ax^2 + bx + c = 0  (a\ne 0)    (*)$
Có hai nghiệm    ${x_1} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta  }}{{2a}}$        ;     ${x_2} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta  }}{{2a}}$
Suy ra:    ${x_1} + {x_2} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta   - b + \sqrt \Delta  }}{{2a}} = \frac{{ - 2b}}{{2a}} = \frac{{ - b}}{a}$
        ${x_1}{x_2} = \frac{{( - b - \sqrt \Delta  )( - b + \sqrt \Delta  )}}{{4{a^2}}} = \frac{{{b^2} - \Delta }}{{4{a^2}}} = \frac{{4ac}}{{4{a^2}}} = \frac{c}{a}$
Vậy đặt :    
- Tổng nghiệm là $S$  :     $S =$ ${x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}$        
- Tích nghiệm là $P$ :     $P = $${x_1}{x_2} = \frac{c}{a}$
Như vậy ta thấy giữa hai nghiệm của phương trình $(*)$ có liên quan chặt chẽ với các hệ số $a, b, c$. Đây chính là nội dung của Định lí VI-ÉT

Trong chuyên đề này ta sẽ tìm hiểu 3 dạng toán ứng dụng định lí VI_ÉT
1. Tìm hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm của phương trình sao cho chúng không phụ thuộc vào tham số.
2. Tìm giá trị tham số của phương trình thỏa mãn biểu thức chứa nghiệm đã cho.
3. Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của biểu thức nghiệm

II. CÁC DẠNG TOÁN ỨNG DỤNG ĐỊNH LÝ VI-ÉT
1. Tìm hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm của phương trình sao cho chúng không phụ huộc vào tham số.
Phương pháp:
Để làm các bài toán loại này, ta làm lần lượt theo các bước sau:
- Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1$ và $x_2$ (thường là $a \ne 0$ và $\Delta \ge 0$)
- Áp dụng hệ thức VI-ÉT viết $S = x_1+x_2$ và $P = x_1x_2$ theo tham số
- Dùng quy tắc cộng hoặc thế để tính tham số theo $x_1$ và $x_2$. Từ đó đưa ra hệ thức liên hệ giữa các nghiệm $x_1$ và $x_2$.

Bài 1:
Cho phương trình: $(m-1)x^2-2mx+m-4=0$  có 2 nghiệm $x_1,x_2$. Lập hệ thức liên hệ giữa $x_1,x_2$  sao cho chúng không phụ thuộc vào $m$.
Giải:
Để phương trình trên có 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thì :
$\left\{ \begin{array}
  m - 1 \ne 0  \\
  \vartriangle ' \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  {m^2} - (m - 1)(m - 4) \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  5m - 4 \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  m \geqslant \frac{4}{5}  \\
\end{array}  \right.$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có :
$\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = \frac{{2m}}{{m - 1}}  \\
  {x_1}.{x_2} = \frac{{m - 4}}{{m - 1}}  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = 2 + \frac{2}{{m - 1}}(1)  \\
  {x_1}.{x_2} = 1 - \frac{3}{{m - 1}}(2)  \\
\end{array}  \right.$
Rút  $m$ từ (1) ta có :
$\frac{2}{{m - 1}} = {x_1} + {x_2} - 2 \Leftrightarrow m - 1 = \frac{2}{{{x_1} + {x_2} - 2}}$    (3)
Rút $m$ từ (2) ta có :
$\frac{3}{{m - 1}} = 1 - {x_1}{x_2} \Leftrightarrow m - 1 = \frac{3}{{1 - {x_1}{x_2}}}$        (4)
Đồng nhất các vế của (3) và (4) ta có:
$\frac{2}{{{x_1} + {x_2} - 2}} = \frac{3}{{1 - {x_1}{x_2}}}\\  \Leftrightarrow 2\left( {1 - {x_1}{x_2}} \right) = 3\left( {{x_1} + {x_2} - 2} \right) \Leftrightarrow 3\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 2{x_1}{x_2} - 8 = 0$

Bài 2:
Gọi $x_1$,$x_2$  là nghiệm của phương trình : $(m-1)x^2-2mx+m-4=0$ .
Chứng minh rằng biểu thức $A=3(x_1+x_2)+2x_1x_2-8$  không phụ thuộc giá trị của $m$.
Giải:
Để phương trình trên có 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thì :
$\left\{ \begin{array}
  m - 1 \ne 0  \\
  \vartriangle ' \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  {m^2} - (m - 1)(m - 4) \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  5m - 4 \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 1  \\
  m \geqslant \frac{4}{5}  \\
\end{array}  \right.$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có :
$\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = \frac{{2m}}{{m - 1}}  \\
  {x_1}.{x_2} = \frac{{m - 4}}{{m - 1}}  \\
\end{array}  \right.$    thay vào $A$ ta có:
$A = 3\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 2{x_1}{x_2} - 8 = 3.\frac{{2m}}{{m - 1}} + 2.\frac{{m - 4}}{{m - 1}} - 8 \\ = \frac{{6m + 2m - 8 - 8(m - 1)}}{{m - 1}} = \frac{0}{{m - 1}} = 0$
Vậy $A = 0$ với mọi $m \ne 1$ và $m \geqslant \frac{4}{5}$. Do đó biểu thức $A$ không phụ thuộc vào $m$
Nhận xét:
- Lưu ý điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có 2 nghiệm
- Sau đó dựa vào hệ thức VI-ÉT rút tham số theo tổng nghiệm, theo tích nghiệm sau đó đồng nhất các vế ta sẽ được một biểu thức chứa nghiệm không phụ thuộc vào tham số.

Bài 3:
Cho phương trình : $x^2-(m+2)x+(2m-1)$  có 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$. Hãy lập hệ thức liên hệ giữa $x_1,x_2$  sao cho $x_1,x_2$  độc lập đối với $m$.
Hướng dẫn:
Dễ thấy $\Delta  = {\left( {m + 2} \right)^2} - 4\left( {2m - 1} \right) = {m^2} - 4m + 8 = {\left( {m - 2} \right)^2} + 4 > 0$
do đó phương trình đã cho luôn có 2 nghiệm phân biệt $x_1$ và $x_2$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có:
    $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = m + 2  \\
  {x_1}.{x_2} = 2m - 1  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m = {x_1} + {x_2} - 2(1)  \\
  m = \frac{{{x_1}{x_2} + 1}}{2}(2)  \\
\end{array}  \right.$
Từ (1) và (2) ta có:
    ${x_1} + {x_2} - 2 = \frac{{{x_1}{x_2} + 1}}{2} \Leftrightarrow 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) - {x_1}{x_2} - 5 = 0$

Bài 4:
Cho phương trình : $x^2+(4m+1)x+2(m-4)$  .
Tìm hệ thức liên hệ giữa $x_1$ và $x_2$ sao cho chúng không phụ thuộc vào $m$.
Hướng dẫn:
Dễ thấy $\Delta  = {(4m + 1)^2} - 4.2(m - 4) = 16{m^2} + 33 > 0$ do đó phương trình đã cho luôn có 2 nghiệm phân biệt $x_1$ và $x_2$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có
    $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} =  - (4m + 1)  \\
  {x_1}.{x_2} = 2(m - 4)  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  4m =  - ({x_1} + {x_2}) - 1(1)  \\
  4m = 2{x_1}{x_2} + 16(2)  \\
\end{array}  \right.$
Từ (1) và (2) ta có:
    $ - ({x_1} + {x_2}) - 1 = 2{x_1}{x_2} + 16 \Leftrightarrow 2{x_1}{x_2} + ({x_1} + {x_2}) + 17 = 0$

2. Tìm giá trị tham số của phương trình thỏa mãn biểu thức chứa nghiệm đã cho.
Phương pháp:
Đối với các bài toán dạng này, ta làm như sau:
- Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1$ và $x_2$ (thường là $a \ne 0$ và $\Delta \ge 0$)
- Từ biểu thức nghiệm đã cho, áp dụng hệ thức VI-ÉT để giải phương trình (có ẩn là tham số).
- Đối chiếu với điều kiện xác định của tham số để xác định giá trị cần tìm.

Bài 1:
Cho phương trình : $mx^2-6(m-1)x+9(m-3)=0$
Tìm giá trị của tham số m để 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $x_1+x_2=x_1x_2$
Giải:
Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ là :
$\left\{ \begin{array}
  m \ne 0  \\
  \Delta ' = {\left[ {3\left( {m - 21} \right)} \right]^2} - 9(m - 3)m \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 0  \\
  \Delta ' = 9\left( {{m^2} - 2m + 1} \right) - 9{m^2} + 27 \geqslant 0  \\
\end{array}  \right.\\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 0  \\
  \Delta ' = 9\left( {m - 1} \right) \geqslant 0  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
  m \ne 0  \\
  m \geqslant  - 1  \\
\end{array}  \right.$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có: $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = \frac{{6(m - 1)}}{m}  \\
  {x_1}{x_2} = \frac{{9(m - 3)}}{m}  \\
\end{array}  \right.$     
Và từ giả thiết: ${x_1} + {x_2} = {x_1}{x_2}$. Suy ra:
$\frac{{6(m - 1)}}{m} = \frac{{9(m - 3)}}{m} \Leftrightarrow 6(m - 1) = 9(m - 3) \\ \Leftrightarrow 6m - 6 = 9m - 27 \Leftrightarrow 3m = 21 \Leftrightarrow m = 7$  
    (thoả mãn điều kiện xác định )
Vậy với $m = 7$ thì phương trình đã cho có 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $x_1+x_2=x_1x_2$

Bài 2:
Cho phương trình : $x^2-(2m+1)x+m^2+2=0$  
Tìm $m$ để 2 nghiệm  $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $3x_1x_2-5(x_1+x_2)+7=0$
Giải:
Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm ${x_1}\& {x_2}$ là :
$\Delta ' = {(2m + 1)^2} - 4({m^2} + 2) \geqslant 0$
    $ \Leftrightarrow 4{m^2} + 4m + 1 - 4{m^2} - 8 \geqslant 0$
    $ \Leftrightarrow 4m - 7 \geqslant 0 \Leftrightarrow m \geqslant \frac{7}{4}$
Theo hệ thức VI-ÉT ta có: $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = 2m + 1  \\
  {x_1}{x_2} = {m^2} + 2  \\
\end{array}  \right.$    
và từ giả thiết  . Suy ra
    $\begin{array}
  3({m^2} + 2) - 5(2m + 1) + 7 = 0  \\
   \Leftrightarrow 3{m^2} + 6 - 10m - 5 + 7 = 0  \\
   \Leftrightarrow 3{m^2} - 10m + 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
  m = 2(TM)  \\
  m = \frac{4}{3}(KTM)  \\
\end{array}  \right.  \\
\end{array} $
Vậy với $m = 2$ thì phương trình có 2 nghiệm   và   thoả mãn hệ thức :  

Bài 3:
Cho phương trình : $mx^2+2(m-4)x+m+7$
Tìm $m$ để 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $x_1-2x_2=0$
Hướng dẫn:
- ĐKX Đ: $m \ne 0\& m \leqslant \frac{{16}}{{15}}$
-Theo VI-ÉT:  $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = \frac{{ - (m - 4)}}{m}  \\
  {x_1}{x_2} = \frac{{m + 7}}{m}  \\
\end{array}  \right.(1)$
- Từ   Suy ra: $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = 3{x_2}  \\
  2({x_1} + {x_2}) = 3{x_1}  \\
\end{array}  \right. \Rightarrow 2{({x_1} + {x_2})^2} = 9{x_1}{x_2}$ (2)
- Thế (1) vào (2) ta đưa được về phương trình sau:
${m^2} + 127m - 128 = 0 \Rightarrow {m_1} = 1;{m_2} =  - 128$

Bài 4:
Cho phương trình : $x^2+(m-1)x+(5m-6)=0$
Tìm $m$ để 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $4x_1+3x_2=1$
Hướng dẫn:
ĐKXĐ: $\Delta  = {m^2} - 22m + 25 \geqslant 0 \Leftrightarrow 11 - \sqrt {96}  \leqslant m \leqslant 11 + \sqrt {96} $
Theo VI-ÉT: $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = 1 - m  \\
  {x_1}{x_2} = 5m - 6  \\
\end{array}  \right.(1)$
Từ : $4x_1+3x_2=1$. Suy ra:
$\begin{array}
  \left\{ \begin{array}
  {x_1} = 1 - 3({x_1} + {x_2})  \\
  {x_2} = 4({x_1} + {x_2}) - 1  \\
\end{array}  \right. \\ \Rightarrow {x_1}{x_2} = \left[ {1 - 3({x_1} + {x_2})} \right].\left[ {4({x_1} + {x_2}) - 1} \right]  \\
   \Leftrightarrow {x_1}{x_2} = 7({x_1} + {x_2}) - 12{({x_1} + {x_2})^2} - 1  \\
\end{array} $  (2)
Thế (1) vào (2) ta có phương trình : $12m(m - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
  m = 0  \\
  m = 1  \\
\end{array}  \right.$   (thoả mãn ĐKXĐ)

Bài 5:
Cho phương trình : $3x^2-(3m-2)x-(3m+1)=0$.
Tìm $m$ để 2 nghiệm $x_1$ và $x_2$ thoả mãn hệ thức :  $3x_1-5x_2=6$
Hướng dẫn:
Vì $\Delta  = {(3m - 2)^2} + 4.3(3m + 1) = 9{m^2} + 24m + 16 = {(3m + 4)^2} \geqslant 0$ với mọi số thực m nên phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
Theo VI-ÉT:  $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = \frac{{3m - 2}}{3}  \\
  {x_1}{x_2} = \frac{{ - (3m + 1)}}{3}  \\
\end{array}  \right.(1)$
Từ giả thiết:  .
Suy ra:
$\begin{array}
  \left\{ \begin{array}
  8{x_1} = 5({x_1} + {x_2}) + 6  \\
  8{x_2} = 3({x_1} + {x_2}) - 6  \\
\end{array}  \right. \Rightarrow 64{x_1}{x_2} = \left[ {5({x_1} + {x_2}) + 6} \right].\left[ {3({x_1} + {x_2}) - 6} \right]  \\
\Leftrightarrow 64{x_1}{x_2} = 15{({x_1} + {x_2})^2} - 12({x_1} + {x_2}) - 36  \\
\end{array} $  (2)
Thế (1) vào (2) ta được phương trình: $m(45m + 96) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
  m = 0  \\
  m =  - \frac{{32}}{{15}}  \\
\end{array}  \right.$    (thoả mãn)

3. Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của biểu thức nghiệm
Phương pháp:
Áp dụng tính chất sau về bất đẳng thức: trong mọi trường hợp nếu ta luôn phân tích được:
    $C = \left[ \begin{array}
  A + m  \\
  k - B  \\
\end{array}  \right.$     (trong đó $A, B$ là các biểu thức không âm ;  $m, k$ là hằng số)    (*)
Thì ta thấy :     $C \geqslant m$ (v ì $A \geqslant 0$)      $ \Rightarrow \min C = m \Leftrightarrow A = 0$
        $C \leqslant k$ (v ì$B \geqslant 0$)    $ \Rightarrow \max C = k \Leftrightarrow B = 0$

Bài 1:
Cho phương trình : $x^2+(2m-1)x-m=0$
Gọi $x_1$ và $x_2$ là các nghiệm của phương trình. Tìm $m$ để: $A=x_1^2+x_2^2-6x_1x_2$ có giá trị nhỏ nhất.
Giải:
Theo VI-ÉT:  $\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} =  - (2m - 1)  \\
  {x_1}{x_2} =  - m  \\
\end{array}  \right.$
Theo đề bài :     $\begin{array}
  A = x_1^2 + x_2^2 - 6{x_1}{x_2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 8{x_1}{x_2}  \\
    \\
\end{array} $
            $\begin{array}
   = {\left( {2m - 1} \right)^2} + 8m  \\
   = 4{m^2} - 12m + 1  \\
   = {(2m - 3)^2} - 8 \geqslant  - 8  \\
\end{array} $
Suy ra: $\min A =  - 8 \Leftrightarrow 2m - 3 = 0$  hay $m = \frac{3}{2}$

Bài 2:
Cho phương trình :  $x^2-mx+m-1=0$
Gọi $x_1$ và $x_2$ là các nghiệm của phương trình. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu thức sau:
$B=\dfrac{2x_1x_2+3}{x_1^2+x_2^2+2(x_1x_2+1)} $
Giải:
Ta có: Theo hệ thức VI-ÉT thì :
$\left\{ \begin{array}
  {x_1} + {x_2} = m  \\
  {x_1}{x_2} = m - 1  \\
\end{array}  \right.$
 $ \Rightarrow B = \frac{{2{x_1}{x_2} + 3}}{{x_1^2 + x_2^2 + 2\left( {{x_1}{x_2} + 1} \right)}} = \frac{{2{x_1}{x_2} + 3}}{{{{({x_1} + {x_2})}^2} + 2}} = \frac{{2(m - 1) + 3}}{{{m^2} + 2}} = \frac{{2m + 1}}{{{m^2} + 2}}$
Cách 1: Thêm bớt để đưa về dạng như phần (*) đã hướng dẫn
Ta biến đổi B như sau:
$B = \frac{{{m^2} + 2 - \left( {{m^2} - 2m + 1} \right)}}{{{m^2} + 2}} = 1 - \frac{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}{{{m^2} + 2}}$
Vì ${\left( {m - 1} \right)^2} \geqslant 0 \Rightarrow \frac{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}{{{m^2} + 2}} \geqslant 0 \Rightarrow B \leqslant 1$    
Vậy $\max {\text{B = 1}} \Leftrightarrow $ m = 1
Với cách thêm bớt khác ta lại có:
$B = \frac{{\frac{1}{2}{m^2} + 2m + 1 - \frac{1}{2}{m^2}}}{{{m^2} + 2}} = \frac{{\frac{1}{2}\left( {{m^2} + 4m + 4} \right) - \frac{1}{2}\left( {{m^2} + 2} \right)}}{{{m^2} + 2}} = \frac{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}}{{2\left( {{m^2} + 2} \right)}} - \frac{1}{2}$
Vì ${\left( {m + 2} \right)^2} \geqslant 0 \Rightarrow \frac{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}}{{2\left( {{m^2} + 2} \right)}} \geqslant 0 \Rightarrow B \geqslant  - \frac{1}{2}$
Vậy $\min B =  - \frac{1}{2} \Leftrightarrow m =  - 2$
Cách 2: Đưa về giải phương trình bậc 2 với ẩn là m và B là tham số, ta sẽ tìm điều kiện cho tham số B để phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m.
$B = \frac{{2m + 1}}{{{m^2} + 2}} \Leftrightarrow B{m^2} - 2m + 2B - 1 = 0$        (Với m là ẩn, B là tham số)    (**)
Ta có: $\Delta  = 1 - B(2B - 1) = 1 - 2{B^2} + B$
Để phương trình (**) luôn có nghiệm với mọi m thì $\Delta \ge 0$
hay         
$ - 2{B^2} + B + 1 \geqslant 0 \Leftrightarrow 2{B^2} - B - 1 \leqslant 0 \Leftrightarrow \left( {2B + 1} \right)\left( {B - 1} \right) \leqslant 0$
$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
  \left\{ \begin{array}
  2B + 1 \leqslant 0  \\
  B - 1 \geqslant 0  \\
\end{array}  \right.  \\
  \left\{ \begin{array}
  2B + 1 \geqslant 0  \\
  B - 1 \leqslant 0  \\
\end{array}  \right.  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
  \left\{ \begin{array}
  B \leqslant  - \frac{1}{2}  \\
  B \geqslant 1  \\
\end{array}  \right.  \\
  \left\{ \begin{array}
  B \geqslant  - \frac{1}{2}  \\
  B \leqslant 1  \\
\end{array}  \right.  \\
\end{array}  \right. \Leftrightarrow  - \frac{1}{2} \leqslant B \leqslant 1$
Vậy:      $\max {\text{B = 1}} \Leftrightarrow $ m = 1
    $\min B =  - \frac{1}{2} \Leftrightarrow m =  - 2$

Bài tập tự giải:
Bài 1:
Cho phương trình : $x^2+4(m+1)x+2(m-4)=0$. Tìm $m$ để biểu thức $A=(x_1-x_2)^2$ có giá trị nhỏ nhất.
Bài 2:
Cho phương trình ${x^2} - 2(m - 1)x - 3 - m = 0$. Tìm $m$ sao cho nghiệm ${x_1};{x_2}$ thỏa mãn điều kiện$x_1^2 + x_2^2 \geqslant 10$.
Bài 3:
Cho phương trình : ${x^2} - 2(m - 4)x + {m^2} - 8 = 0$ xác định $m$ để phương trình có 2 nghiệm ${x_1};{x_2}$thỏa mãn
a) $A = {x_1} + {x_2} - 3{x_1}{x_2}$ đạt giá trị lớn nhất
b) $B = x_1^2 + x_2^2 - {x_1}{x_2}$ đạt giá trị nhỏ nhất
Bài 4:
Cho phương trình : ${x^2} - (m - 1)x - {m^2} + m - 2 = 0$. Với giá trị nào của $m$, biểu thức $C = x_1^2 + x_2^2$ dạt giá trị nhỏ nhất.
Bài 5:
Cho phương trình ${x^2} + (m + 1) + m = 0$. Xác định $m$ để biểu thức $E = x_1^2 + x_2^2$ đạt giá trị nhỏ nhất.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÍ VI-ÉT

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÍ VI-ÉT I. LÝ THUYẾT Cho phương trình bậc hai: $ax^2 + bx + c = 0 (a\ne 0) (*)$ Có hai nghiệm ${x_1} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}$ ; ${x_2} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}}$ Suy...