Có 5 thằng đi cướp ngân hàng.Chúng cướp đc 100 thỏi vàng và sau đó tập chung lại để chia tài sản. chúng chia theo quy tắc sau : Thằng cầm đầu sẽ đưa ra quy tắc rồi những thằng còn lại biểu quyết .Nếu như ít nhất 1 nửa số tên đồng ý thì chúng sẽ chia theo quy tắc đó, còn ngược lại thì bắn bm thằng cầm đầu và chia lại từ đâu cũng theo 1 quy tắc như cũ . Quy trình này sẽ tiếp tục cho đến khi có 1 kế hoạch đc thông qua .Gỉa sử bạn là thằng thủ lĩnh , bạn sẽ chia thế nào để cho bọn kia ko phản đối ( tất cả các tên cướp đều có lối suy nghĩ rất logic lơ mơ là nó bắn chết)
Câu hỏi max hay
Có 5 thằng đi cướp ngân hàng.Chúng cướp đc 100 thỏi vàng và sau đó tập chung lại để chia tài sản. chúng chia theo quy tắc sau :Thằng cầm đầu sẽ đưa ra quy tắc rồi những thằng còn lại biểu quyết .Nếu như ít nhất 1 nửa số tên đồng ý thì chúng sẽ chia...
|
|
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ $1.$ Với $c$ là hằng số, ta có : $\lim c=c, \lim \frac{1}{n}=0$. Tổng quát $\lim \frac{c}{n^k}=0 (k \ge 1)$. $2.$ Với $q$ là số thực thỏa mãn $|q|<1$ thì $\lim q^n=0$. $3$. Các phép toán trên các dãy có giới hạn hữu hạn (xem định lý $1$, SGK). $4.$ Phép toán trên dãy số có giới hạn vô cực $(\lim u_n=\pm \infty)$. $\left.\begin{matrix}\lim u_n=a \\\lim v_n=+\infty \end{matrix}\right\}\Rightarrow \lim \frac{u_n}{v_n}=0$ $\left.\begin{matrix}\lim u_n=a \\\lim v_n=0\\v_n>0 \forall n \ge 0 \end{matrix}\right\}\Rightarrow \lim \frac{u_n}{v_n}=\text{(dấu của a)}\times \infty$.
B. CÁC DẠNG TOÁN Dạng $1.$ Giới hạn dãy số $u_n=\frac{f(n)}{g(n)}$, trong đó $f(n), g(n)$ là các đa thức ẩn số $n$. Cách giải : Chia (các số hạng) của cả tử và mẫu cho lũy thừa của $n$ có số mũ cao nhất trong dãy $u_n$, sau đó dùng các kết quả nêu trên để tính. Ví dụ $1.$ Tính $L_1=\lim\frac{3n^3-7n+1}{4n^3-3n^2+2}$ Lời giải : Khi $n \to \infty$ thì $n \ne 0$ nên chia cả tử và mẫu của $\lim\frac{3n^3-7n+1}{4n^3-3n^2+2}$ cho $n^3$ ta được: $L_1=\lim \frac{\displaystyle{\frac{3n^3}{n^3}-\frac{7n}{n^3}+\frac{1}{n^3}}}{\displaystyle{\frac{4n^3}{n^3}-\frac{3n^2}{n^3}+\frac{2}{n^3}}}=\lim
\frac{\displaystyle{3-\frac{7}{n^2}+\frac{1}{n^3}}}{\displaystyle{4-\frac{3}{n}+\frac{2}{n^3}}}=\frac{3+0+0}{4+0+0}=\frac{3}{4}$ Ghi chú : $\lim \frac{7}{n^2}=\lim \frac{1}{n^3}=\lim \frac{3}{n}=\lim \frac{2}{n^3}=0$ Ví dụ $2.$ Tính $L_2=\lim\frac{3n^7-8n^6+3}{5n^8+n^3+2n}$ Lời giải : Khi $n \to \infty$ thì $n \ne 0$ nên chia cả tử và mẫu của $\lim\frac{3n^7-8n^6+3}{5n^8+n^3+2n}$ cho $n^8$, là số mũ cao nhất của $n$ có trong giới hạn trên, ta được: $L_2=\lim
\frac{\displaystyle{\frac{3n^7}{n^8}-\frac{8n^6}{n^8}+\frac{3}{n^8}}}{\displaystyle{\frac{5n^8}{n^8}+\frac{n^3}{n^8}+\frac{2n}{n^8}}}=\lim
\frac{\displaystyle{\frac{3}{n}-\frac{8}{n^2}+\frac{3}{n^8}}}{\displaystyle{5+\frac{1}{n^5}+\frac{2}{n^7}}}=\frac{0+0+0}{5+0+0}=0$ Bài tập áp dụng : Tính $L_3=\lim\frac{4n^8+12n-1}{n^2+5n^6-6n^8}$ $L_4=\lim\frac{-3n^5+2n+4}{n^2+4n+3}$ Hướng dẫn: Đáp số : $L_3=-\frac{2}{3}$. $L_4=-\infty$.
Dạng $2.$ Giới hạn dãy số $u_n=\frac{f(n)}{g(n)}$, trong đó $f(n), g(n)$ là các biểu thức chứa căn. Cách giải :
Chia (các số hạng) của cả tử và mẫu cho lũy thừa của $n$ có số mũ cao
nhất trong dãy $u_n$, sau đó dùng các kết quả nêu trên để tính. Quy ước : Biểu thức $\sqrt{a_kx^k+a_{x-1}x^{k-1}+\cdots+a_1x+a_0}$ có bậc $\frac{k}{2}$. Biểu thức $\sqrt[3]{a_kx^k+a_{x-1}x^{k-1}+\cdots+a_1x+a_0}$ có bậc $\frac{k}{3}$. Ví dụ $1.$ Tính $L_1=\lim\frac{n+\sqrt{n^2+2n+3}}{3-\sqrt{2n^2+1}}$ Lời giải : Nhận xét : $\sqrt{n^2+2n+3}$ có bậc $\frac{2}{2}=1$; $n$ có bậc $1$ nên bậc cao nhất của $n$ trong $n+\sqrt{n^2+2n+3}$ là $1$. $\sqrt{2n^2+1}$ có bậc $\frac{2}{2}=1$; nên bậc cao nhất của $n$ trong $3-\sqrt{2n^2+1}$ là $1$. Vậy ta chia cả tử và mẫu cho $n^1=n=\sqrt{n^2}$ để tính. Ta có : $L_1=\lim
\frac{\displaystyle{\frac{n}{n}-\frac{\sqrt{n^2+2n+3}}{n}}}{\displaystyle{\frac{3}{n}-\frac{\sqrt{2n^2+1}}{n}}}=\lim
\frac{\displaystyle{1+\sqrt{\frac{n^2+2n+3}{n^2}}}}{\displaystyle{\frac{3}{n}+\sqrt{\frac{2n^2+1}{n^2}}}}=\lim\frac{\displaystyle{1+\sqrt{1+\frac{2}{n}+\frac{3}{n^2}}}}{\displaystyle{\frac{3}{n}+\sqrt{2+\frac{1}{n^2}}}}=\frac{1+\sqrt{1+0+0}}{0-\sqrt{2+0}}=-\sqrt
2$ Ví dụ $2.$ Tính $L_2=\lim\frac{2n+\sqrt{n^3+3n+2}}{1+n\sqrt{3n+4}}$ Lời giải : Nhận xét : $\sqrt{n^3+3n+2}$ có bậc $\frac{3}{2}=1,5$; $2n$ có bậc $1$ nên bậc cao nhất của $n$ trong $2n+\sqrt{n^3+3n+2}$ là $1,5$. $n\sqrt{3n+4}=\sqrt{3n^3+4n^2}$ có bậc $\frac{3}{2}=1$; nên bậc cao nhất của $n$ trong $1+n\sqrt{3n+4}$ là $1,5$. Vậy ta chia cả tử và mẫu cho $\sqrt{n^3}$ để tính. Ta có : $L_2=\lim
\frac{\displaystyle{\frac{2n}{\sqrt{n^3}}+\frac{\sqrt{n^3+3n+2}}{\sqrt{n^3}}}}{\displaystyle{\frac{1}{\sqrt{n^3}}+\frac{n\sqrt{3n+4}}{\sqrt{n^3}}}}=\lim
\frac{\displaystyle{2\sqrt{\frac{n^2}{n^3}}+\sqrt{\frac{n^3+3n+2}{n^3}}}}{\displaystyle{\sqrt{\frac{1}{n^3}}+\sqrt{\frac{3n^3+4n^2}{n^3}}}}=\lim\frac{\displaystyle{2\sqrt{\frac{1}{n}}+\sqrt{1+\frac{3}{n^2}+\frac{2}{n^3}}}}{\displaystyle{\sqrt{\frac{1}{n^3}}+\sqrt{3+\frac{4}{n}}}}=\frac{2.\sqrt
0+\sqrt{1+0+0}}{\sqrt 0+\sqrt{3+0}}=\frac{1}{\sqrt 3}$ Bài tập áp dụng : Tính $L_3=\lim\frac{n\sqrt{n^2+n+1}}{3n^2-2n+12}$ $L_4=\lim\frac{\sqrt[3]{-3n^7+2n+1}}{n^2+3n+7}$ Hướng dẫn: Đáp số : $L_3=0$. $L_4=-\infty$.
Dạng $3.$ Giới hạn dãy số $u_n=\sqrt{f(n)}\pm \sqrt{g(n)}$, trong đó $f(n), g(n)$ là các đa thức ẩn số $n$. Cách giải :
Sử dụng các phép biến đổi liên hợp như sau : $\sqrt{f(n)}- \sqrt{g(n)}=\frac{f(n)-g(n)}{\sqrt{f(n)}+\sqrt{g(n)}}$ $\sqrt{f(n)}+ \sqrt{g(n)}=\frac{f(n)-g(n)}{\sqrt{f(n)}-\sqrt{g(n)}}$ Khi đó ta đưa được về dạng $2$. Ví dụ $1.$ Tính $L_1=\lim\left ( \sqrt{n^2+n+3}-n \right )$ Lời giải : $L_1=\lim\left
( \sqrt{n^2+n+3}-n \right )=\lim \frac{(n^2+n+3)-n^2}{
\sqrt{n^2+n+3}+n}=\lim \frac{n+3}{ \sqrt{n^2+n+3}+n}=\lim
\frac{\displaystyle{1+\frac{3}{n}}}{\displaystyle{\sqrt{1+\frac{1}{n}+\frac{3}{n^2}}+1}}
=\frac{1}{2}$ Ví dụ $2.$ Tính $L_2=\lim\left ( \sqrt{3n^2+2n+1}+n\sqrt 3 \right )$ Lời giải : $L_2=\lim\left
( \sqrt{3n^2+2n+1}+n\sqrt 3 \right )=\lim \frac{(3n^2+2n+1)-3n^2}{
\sqrt{3n^2+2n+1}-n\sqrt 3}=\lim \frac{2n+1}{ \sqrt{3n^2+2n+1}-n\sqrt
3}=\lim
\frac{\displaystyle{2+\frac{1}{n}}}{\displaystyle{\sqrt{3+\frac{2}{n}+\frac{1}{n^2}}-\sqrt
3}} $ Vì $\lim\left (2+\frac{1}{n} \right )=2$ và $\lim\left ( \sqrt{3+\frac{2}{n}+\frac{1}{n^2}}-\sqrt 3 \right )=0^+$ Suy ra $L_2=+\infty$ Bài tập áp dụng Tính $L_3=\lim\left ( \sqrt{4n^2+n+2}-2n \right )$ $L_4=\lim\left ( \sqrt{n^2+n+7}+n \right )$ Hướng dẫn: Đáp số : $L_3=\frac{1}{4}$. $L_4=+\infty$.
Dạng $4.$ Giới hạn dãy số có chứa số mũ là $n$. Cách giải :
Chúng ta chia cả tử và mẫu cho lũy thừa có cơ số lớn nhất và sử dụng giới hạn cơ bản $\lim q^n=0$ nếu $|q|<1$. Ví dụ $1.$ Tính $L_1=\lim\frac{2^n+4.3^n}{5-7.3^n}$ Lời giải : Nhận xét rằng trong các lũy thừa $2^n, 3^n$ thì $3^n$ có cơ số bằng $3$ là cơ số lớn nhất. Vì thế, $L_1=\lim\frac{2^n+4.3^n}{5-7.3^n}=\lim\frac{\displaystyle{\frac{2^n}{3^n}+4.\frac{3^n}{3^n}}}{\displaystyle{5.\frac{1^n}{3^n}-7.\frac{3^n}{3^n}}}=\lim\frac{\displaystyle{\left
(\frac{2}{3} \right )^n+4}}{\displaystyle{\left (5.\frac{1}{3} \right
)^n-7}}=-\frac{4}{7}$ Chú ý rằng vì $\left| {\frac{2}{3}}
\right|<1; \left| {\frac{1}{3}} \right|<1$ nên $\lim\left
(\frac{2}{3} \right )^n=\lim\left (\frac{1}{3} \right )^n=0$ Ví dụ $2.$ Tính $L_2=\lim\frac{3.2^n+4}{4.3^n-5.4^n}$ Lời giải : Nhận xét rằng trong các lũy thừa $2^n, 3^n,4^n$ thì $4^n$ có cơ số bằng $4$ là cơ số lớn nhất. Vì thế, $L_2=\lim\frac{3.2^n+4}{4.3^n-5.4^n}=\lim\frac{\displaystyle{3.\frac{2^n}{4^n}+4.\frac{1^n}{4^n}}}{\displaystyle{4.\frac{3^n}{4^n}-5.\frac{4^n}{4^n}}}=\lim\frac{\displaystyle{\left
(3.\frac{1}{2} \right )^n+4.\left
(\frac{1}{4} \right )^n}}{\displaystyle{4.\left (\frac{3}{4} \right
)^n-5}}=\frac{3.0+4.0}{4.0-5}=0$ Chú ý rằng vì $\left| {\frac{1}{2}}
\right|<1; \left| {\frac{3}{4}} \right|<1$ nên $\lim\left
(\frac{1}{2} \right )^n=\lim\left (\frac{3}{4} \right )^n=\lim\left (\frac{1}{4} \right )^n=0$ Bài tập áp dụng Tính $L_3=\lim\frac{2+5^n}{4^n-6.5^n}$ $L_4=\lim\frac{3.2^n-5.7^n}{4^n+3.5^n}$ Hướng dẫn: Đáp số : $L_3=-\frac{1}{6}$. $L_4=-\infty$.
MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN CỦA GIỚI HẠN DÃY SỐ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ$1.$ Với $c$ là hằng số, ta có : $\lim c=c, \lim \frac{1}{n}=0$. Tổng quát $\lim \frac{c}{n^k}=0 (k \ge 1)$.$2.$ Với $q$ là số thực thỏa mãn $|q|<1$ thì $\lim q^n=0$.$3$. Các phép toán trên các dãy có giới hạn hữu hạn (xem...
|
|
|