Trần Hiếu chia sẻ với sĩ
tử cách học, hệ thống kiến thức và cách làm bài ở từng môn thi khối D để đạt
kết quả cao.
Trần
Hiếu – cựu học sinh THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An xuất sắc đạt 27,5 điểm
khối D (Toán 9, Anh 9,5, Văn 9), trở thành thủ khoa khối D của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2013.
Nắm
chắc kiến thức sách giáo khoa
Nói về phương châm học
của mình, Hiếu cho biết: “Phương châm học của em là học thì phải hiệu quả, chất
lượng, tập trung, học 2 tiếng mà hiệu quả còn hơn học nhiều mà không tập trung
vào những gì mình đang học”.
Theo kinh nghiệm thi cử
tích lũy, Hiếu cho rằng đề thi đại học khối D gồm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng
Anh không khó, tất cả kiến thức đều nằm chủ yếu trong chương trình sách giáo
khoa. Đề thi chỉ phân loại học sinh ở câu hỏi yêu cầu khả năng tổng hợp, vận dụng
sáng tạo kiến thức đã học để làm bài.
Trần Hiếu - thủ khoa khối D Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013
Với môn Toán, kiến thức
phân đều ở cả ba lớp 10, 11, 12. Trong đó, các bài khó, phân loại thí sinh đều
nằm ở lớp 10, 2 như hình học không gian, phương pháp tọa độ trong mặt phẳng,
giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình hay tìm giá trị lớn nhất,
nhỏ nhất của biểu thức nhiều biến. Các câu còn lại không quá khó nhưng phải cẩn
thận đề phòng bị mất điểm ở những lỗi nhỏ như tính toán sai, thiếu nghiệm…
Với môn Ngữ văn, trọng
tâm kiến thức là phần văn học hiện đại lớp 11, 12. Nhiều năm gần đây, câu hỏi 2
điểm cũng có sự đổi mới, không đơn giản là câu hỏi tái hiện kiến thức tác giả -
tác phẩm.
Đặc biệt, câu nghị luận
xã hội và nghị luận văn học được ra theo hướng mở, đòi hỏi thí sinh phải nắm
chắc kiến thức và có tầm hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội thì mới làm được.
Môn Tiếng Anh là
môn thi đặc trưng nhất của thí sinh khối D. Trọng tâm kiến thức phân đều ở ba
khối lớp 10, 11, 12.
Hiếu lưu ý các sĩ tử cần
nắm chắc ngữ pháp và từ vựng trong bài học của sách giáo khoa, đặc biệt là từ
vựng.
Thí sinh tập trung luyện
thêm các thì, câu gián tiếp, đảo ngữ, các cấu trúc, từ đồng nghĩa, trái nghĩa…
Đề thi Tiếng Anh gồm 80
câu trắc nghiệm, trong đó các câu phân loại học sinh chủ yếu nằm ở hai bài đọc.
Theo Hiếu, đề thi các năm gần đây, lượng từ vựng trong bài đọc tăng lên nhiều,
khoảng từ 250 – 300 chữ. Nếu sĩ tử không thành thạo kỹ năng đọc hiểu, không có sự
kiên nhẫn và không có một vốn kiến thức từ vựng nhất định thì khó có thể làm
được và đạt điểm tối đa.
Cũng theo Hiếu, đề thi
có dạng bài tìm tự đồng nghĩa, trái nghĩa. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ đề để
không bị “mắc bẫy” và sai nhiều câu đáng tiếc. Các câu hỏi phần Viết/Writing
không ra theo cấu trúc tương đương nhau như luyện ở phổ thông mà có một số câu
phân loại thí sinh, đòi hỏi khả năng hiểu nghĩa của cả câu để đưa ra câu trả
lời đúng nhất.
Bí
quyết "ăn điểm" từng môn
Đối với môn Toán, Hiếu
có lời khuyên sĩ tử nắm chắc lý thuyết, làm hết tất cả bài tập trong sách giáo
khoa, sách bài tập nâng cao. Sau đó, sĩ tử có thể luyện các đề thi đại học
những năm trước, các đề thi thử.
Quá trình làm đề, sĩ từ
làm nghiêm túc, có giới hạn thời gian như đang thi thật để xem khả năng của
mình. Sau khi làm thành thạo các câu dễ, thí sinh chuyển sang ôn tập các câu
khó trong vùng kiến thức lớp 10, 11 để tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn.
Khoảng khắc
vui vẻ của Hiếu bên bạn bè (Trần Hiếu áo vàng)
Nhận thấy môn Ngữ văn
không phải sở trường, Hiếu có sự điều chỉnh cách học cho phù hợp. Kỹ năng hành
văn còn kém, kiến thức văn bản nắm bắt chậm hơn các bạn, Hiếu càng phải chăm
chỉ, cần cù hơn.
Hiếu mượn vở của các bạn
đi học thêm ở nhiều giáo viên khác nhau rồi về lọc ý, sắp xếp và biến chúng
thành kiến thức của mình. Theo Hiếu, thí sinh phải nắm rõ các phần cần phải có
trong một bài văn để có thể viết tốt, không bỏ sót ý nào.
Với câu hỏi nghị luận xã
hội, thí sinh cần làm quen với nhiều dạng đề, cách làm các dạng đề đó. Ngoài
ra, thí sinh nên thường xuyên xem thời sự, cập nhất tin tức mới nhất để có cái
nhìn đầy đủ, toàn diện nhất về các vấn đề xã hội.
Cũng theo Hiếu, đáp án
đề nghị luận xã hội những năm gần đây không còn đóng khung mà “cởi mở” hơn, phù
hợp với sự đa dạng về cách nhìn các vấn đề xã hội của thí sinh. Đây được coi là
thuận lợi dành cho sĩ tử.
Để ôn tập môn
Tiếng Anh tốt, sĩ tử học và nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là từ vựng
trong 3 quyển sách giáo khoa lớp 10, 11, 12.
Hiếu đặc biệt nhấn mạnh
vào học từ vựng, do nhiều thí sinh không để ý mà tập trung học từ vựng ở ngoài,
khi luyện đề, dẫn tới kết quả không cao.
Môn Tiếng Anh khác với
các môn khác, dễ nhớ nhưng cũng dễ quên, cho nên phải thường xuyên luyện đề,
học từ mới, học đến đâu nắm chắc đến đó, như vậy quá trình học sẽ thuận lợi hơn
rất nhiều.
Chia sẻ về cách làm bài
thi tự luận và trắc nghiệm, Hiếu có lời khuyên cụ thể dành cho các sĩ tử.
Khi làm bài tự luận, thí
sinh cần đọc kỹ đề, trình bày cẩn thận, làm đến đâu kiểm tra lại đến đó, hạn
chế gạch bỏ. Thí sinh nên dùng bút kim màu xanh hoặc đen để làm bài, nê trừ lề
để ban giám khảo chấm bài dễ dàng hơn. Khi gần hết thời gian phải kiểm tra lại
số tờ, sắp xếp các tờ giấy thi theo đúng trật tự để tránh nộp thiếu bài.
Khi làm bài trắc nghiệm,
thí sinh gh đầy đủ họ tên, số báo danh, đặc biệt là tô đúng mã đề thi, chọn
phương án nào phải tô bút chì thật đậm vào phương án đó, nên dùng bút chì loại
4B hoặc 5B.
Thời gian một tuần cuối
trước ngày thi là tuần nước rút nhưng thực ra, đây là khoảng thời gian thí sinh
cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều để chuẩn bị tâm lí tốt nhất cho kì thi đại học.
Thí sinh nên học hành vừa phải, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, đúng theo đồng hồ
sinh học.
Giai đoạn này chỉ nên ôn
tập những kiến thức đã học, không nên học thêm kiến thức mới, giảm cường độ
luyện đề. Ngoài ra, thí sinh có thể đi du lịch cùng gia đình khoảng vài ba ngày
để thư giãn đầu óc.
Thông
qua Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Trần Hiếu gửi lời chúc đến các
sĩ tử trong kỳ thi đại học 2014: “Chúc các sĩ từ có một kỳ thi đại học thật
tốt, đúng với kỳ vọng của bản thân và gia đình, đạt kết quả thật cao, vào được
những trường mà mình mong muốn”.
Theo giáo dục Việt Nam