Chương trình dành cho 'teen' tốt nghiệp trung cấp ngành CNTT, xét duyệt theo hình thức phỏng vấn trực tiếp từ ngày 15 đến 30/10.
Học sinh sẽ học một năm (2 học kỳ). Chương trình sẽ cam kết giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng năm đầu tiên.
Các nghề khác đang xét tuyển: an ninh mạng, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, kế toán tài chính, chuyên viên an ninh thông tin (CISS), bác sĩ máy tính thực hành.
Điều kiện đăng ký nhập học: Bậc cao đẳng: tốt nghiệp THPT; Bậc trung cấp: hoàn thành chương trình lớp 12.
Đăng ký học chương trình “Cử nhân thực hành”, sinh viên được cam kết nhận bằng cao đẳng nghề và được giới thiệu việc làm sau 2,5 năm và lấy bằng đại học sau 4 năm.
Không phải ngẫu nhiên mà thông tin lại được xem là tài sản của tổ chức, doanh nghiệp. Dù không thể cầm nắm trên tay nhưng giá trị không thể chỉ đo lường bằng vật chất.
Công bố từ website chuyên theo dõi các nguy cơ trên internet theo thời gian thực response.network-box.com, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có nguy cơ cao về mất an toàn thông tin. Thực tế, gần đây có không ít các cuộc tấn công vào trang web của chính phủ hay doanh nghiệp lớn, thậm chí là công ty bảo mật. Điều đó cho thấy an ninh mạng đang là vấn đề nhức nhối của cả xã hội.
|
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ cao về mất an toàn thông tin (tô màu đỏ). |
Trước thực trạng đó, nhận thức chung về vấn đề an toàn thông tin của đa số các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam còn hạn chế. Một khảo sát mới đây của VNISA trên 100 website ngẫu nhiên thuộc khối nhà nước cho thấy 78/100 website có chứa yếu điểm bảo mật. Trong đó, 78 website có điểm yếu ở mức độ “nghiêm trọng” và “cao”, 58 website ở mức độ “nghiêm trọng”; khoảng 80% website không có các biện pháp bảo vệ tối thiểu chống lại việc dò quét IPS.
Bảo mật thông tin không phải vấn đề quá mới mẻ nhưng những hệ lụy cho thấy việc này chưa được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến hoạt động đào tạo về an ninh mạng cho học sinh, sinh viên vẫn còn bó hẹp. Do vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này dù rất cần nhưng lại thiếu về cả chất lẫn lượng.
Nhằm góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của xã hội về nhân sự lành nghề trong lĩnh vực này, thể hiện qua đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace vừa đưa nghề An ninh mạng vào giảng dạy. Trên nền tảng hợp tác chiến lược với tập đoàn bảo mật Cyberoam (Mỹ), nhà trường đưa vào sử dụng hệ thống máy móc và giáo trình đào tạo tiên tiến do Cyberoam tài trợ. Với lợi thế này, sinh viên được học thực hành trên thiết bị thật, đặc biệt là được tiếp cận với công nghệ bảo mật định danh UTM (Unified Threat Managament) của Cyberoam - được đánh giá là công nghệ bảo mật ưu việt.
Nhận được ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp đồng hành trong lĩnh vực bảo mật, nhà trường thiết kế chương trình học với 500 giờ trải nghiệm nghề nghiệp. Khác biệt này tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm ngay khi còn đi học qua quá trình thực tập thực tế, tiếp xúc và xử lý các công việc cụ thể dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính doanh nghiệp.
|
Đại diện tập đoàn bảo mật Cyberoam (thứ 2 từ trái sang) đến tham quan và làm việc tại iSpace. |
Nghề an ninh mạng tại iSpace là chương trình học được tích hợp cả chuyên môn quản trị mạng trên cơ sở tận dụng lợi thế đào tạo của trường. Với ưu điểm này, sinh viên được trau dồi đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc ở cả vai trò quản trị mạng và bảo mật thông tin. Chương trình cung cấp kỹ năng từ đánh giá nguy cơ bảo mật; thiết kế hệ thống chính sách bảo mật và an ninh mạng; tổ chức nhân sự, triển khai hệ thống an toàn thông tin; theo dõi, phát hiện các nguy cơ về bảo mật và đề xuất biện pháp khắc phục.
Liên hệ: iSpace
TP.HCM: 08. 62 678 999 ; 08. 6261 0303.
Cần Thơ: 0710. 373 4372
Đà Nẵng: 0511. 3 699 699
Hotline: 0938.205.966; Website: www.ispace.edu.vn; Email: tuyensinh@ispace.edu.vn
(Nguồn: iSpace)