Cần giúp đỡ: Người mẹ nghèo mò cua, bắt ốc kiếm sống qua ngày 25/09/2014 10:27:01

Ngoài 60 tuổi, hàng ngày bác Tôm vẫn đi mò cua, bắt ốc kiếm kế sinh nhai. Cuộc đời của người mẹ nghèo sống ở thôn Từ Vân là những chuỗi ngày bất hạnh và cơ cực… 

Tìm về thôn Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) vào ngày nắng gay gắt, chúng tôi hỏi địa chỉ nhà bác Vương Thị Tôm. Chỉ nhắc tới cái tên của người mẹ già ngoài 60 tuổi, ai ai cũng ngậm ngùi. “Nhà thì ở gần cuối làng, cái nhà rách nát kia kìa, nhưng tới tìm thì cũng chẳng có ai ở nhà đâu, tốt nhất ra đồng, từ sớm tới tối ngày nào bà Tôm cũng mò ốc ở ngoài ấy”, một người trong thôn chỉ cho chúng tôi.

Giữa trưa nắng gay gắt, bác Tôm đội nón rách, cặm cụi mò ốc. Mớ ốc hơn 1kg là công sức của cả buổi sáng hôm nay. Tay run run lựa những thứ rác rưởi vứt đi, bác Tôm tâm sự: “Ngày nào cũng mò ốc đem đi bán, bán ế thì tôi lại mang về ăn. Quanh năm chỉ có ăn cua với ăn ốc, nhưng già rồi cũng có ăn được mấy nữa đâu”.

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Bác Tôm mắt đỏ hoe khi kể chuyện gia đình

Bác dẫn chúng tôi về nhà. Thật khó có thể tưởng tượng đây là… một cái nhà. Những tưởng, cái nghèo kiệt quệ như gia đình bác Tôm chỉ có ở những vùng sâu, vùng xa, chứ không thể có ở đất Hà Nội. Trong căn nhà hơn chục mét vuông, mái ngói đã lụp xụp, chẳng có lấy nổi một chỗ ngồi đủ để che được ánh nắng xuyên thấu.

Kể về gia đình mình, bác Tôm khóc, hai con mắt đỏ hoe: “Đấy chú thấy, cái nhà này, hôm trước mới buộc được tấm nilon lên trên trần, hôm sau chỗ thì rách, chỗ thì tuột mối buộc. Tôi cứ ở riết cũng thành quen. Ngày nắng còn đỡ, chứ ngày mưa tôi chẳng biết ngồi chỗ nào cho khỏi dột. Nhiều lần mặc áo mưa ngồi trong nhà, lần khác thì tôi chán sự đời, tôi cũng chẳng buồn mang áo mưa ra mặc, cứ thế ngồi ướt hết, tới sáng trời tạnh thì quần áo tự khô thôi”.

Cuộc đời của gia đình bác Tôm là chuỗi những ngày tháng buồn bã. Năm 1991, chồng bác mất, từ đó, mọi gánh nặng đổ dồn lên đôi vai người vợ. Một tay bác Tôm chăm lo cho ba cô con gái, một cậu con trai. Một mình mưu sinh nuôi các con thơ, bác Tôm nhận làm tất cả mọi việc, từ chăn bò, cấy lúa thuê, đến nhổ lông gà, lông vịt…

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát
Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Căn nhà đã rách nát của bác Tôm

Cơ cực hơn chục năm trời nuôi các con khôn lớn. Những tưởng khi các con đã yên bề gia thất cũng là lúc người mẹ nghèo được nghỉ ngơi, an nhàn. Nhưng không, ba cô con gái của bác người thì chồng mất, người thì mang trong mình khối u ác tính, gia cảnh đều nghèo khó. Cậu con trai duy nhất của bác cũng mới mất cuối năm 2013.

“Khổ lắm chú ơi, khóc hết nước mắt để khóc rồi, sao cuộc đời tôi lại khổ thế này. Thương con, thương thân mình mà chẳng làm gì được. Thôi thì sống được ngày nào biết ngày ấy”, bác Tôm lại rơm rớm nước mắt.

Ở tuổi ngoài 60, người mẹ bất hạnh vẫn ngày ngày lặn lội qua các cánh đồng từ sáng sớm tới tối muộn để kiếm hơn chục nghìn tiền lãi. “Ngày hôm nay tôi bán được 18 nghìn tiền ốc. Ăn uống thì chỉ có một mình nên chẳng tốn là bao, bữa ăn rau, bữa ăn ốc ế, bữa hàng xóm lại cho cơm. Số tiền lãi tôi tích lại, được khoản nào lại cho con chữa bệnh”.

Anh Bảy (hàng xóm bác Tôm) cho biết: “Tôi là hàng xóm với bác Tôm, chứng kiến cuộc sống hàng ngày của bác mấy chục năm nay, tôi thấy chắc cả xã này không hoàn cảnh nào éo le như gia đình bác. Ngày trước, bác lặn lội khắp các ruộng, mương để bắt ốc, bắt cua, thậm chí đi hốt phân bò để bán kiếm tiền nuôi mấy đứa con. Khi thằng út mất, hàng ngày thấy bác đi vào đi ra một mình, vợ chồng tôi thương bác lắm, chỉ có thể giúp bác bữa ăn đạm bạc thôi, nhiều khi thấy bác nấu 1 bò gạo rồi ăn cơm không 2 ngày liền. Đợt bão vừa rồi nhà dột quá, bác thức trắng mấy đêm liền không ngủ được. Tôi ở bên cạnh mà chỉ lo ngay ngáy không biết căn nhà xiêu vẹo của bác sẽ sập lúc nào”.

Trò chuyện với chúng tôi qua buổi trưa, bác nấu cơm mời khách ăn, bữa cơm chẳng có gì ngoài cơm trắng và canh rau. Nhưng với người mẹ già này, đó là bữa ăn sang nhất trong ngày, cũng ấm cúng nhất trong ngày vì có thêm một người lạ ăn cơm cùng. “Mọi khi tôi chỉ cầm mỗi cái bát, đứng ngồi chỗ nào ăn cũng được cho qua bữa, hôm thì ôm con gà mái ăn cùng. Có nó làm bạn cũng vui”.

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Hai chú gà mái là bầu bạn và cũng là tài sản quý giá nhất của bác Tôm

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Bữa cơm rau đạm bạc

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát
Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Bác mò cua, bắt ốc kiếm sống qua ngày

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

Nước mắt của người mẹ nghèo trong căn nhà dột nát

 
Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ:
Bác Vương Thị Tôm
Thôn Từ Vân – Xã Lê Lợi – Huyện Thường Tín – Hà Nội
Sđt: 0963697396 (chị Hến, hàng xóm bác Tôm)
 

 Nguồn - Tiin.vn