Những điều cần chú ý khi cho bé yêu nhà mình tham gia môn thể thao trượt patin
Bài viết này tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh những điều cần chú ý khi mua giày trượt patin cho trẻ em cũng như những lưu ý cần thiết khi cho bé yêu của mình tham gia bộ môn thể thao này. Đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên áp dụng để đảm bảo an toàn cho các bé trong quá trình tham gia.
Hình ảnh trẻ em tham gia môn thể thao trượt patin
Chú ý về độ tuổi của trẻ có thể tham gia tập luyện môn trượt patin
Tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi, những câu hỏi từ các bậc phụ huynh và những người muốn cho con tham gia trượt patin về vấn đề độ tuổi mà các bé có thể tham gia tập luyện.Bằng kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này. Điều tôi thường xuyên trải nghiệm, quan sát và nhận thấy rằng: Độ tuổi các bé có thể tham gia bộ môn này là từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số bé 3 tuổi hoặc chưa được 4 tuổi vẫn cứ bon bon trên hàng bánh lăn được. Nhưng điều mà tôi khuyên các bố mẹ là nên cho con tập luyện khi bé đủ 4 tuổi trở lên.
Chú ý khi mua giày trượt patin cho trẻ em
Vì các bé còn nhỏ tuổi, cơ thể và cấu tạo xương còn yếu, các bậc phụ huynh nên chọn cho con mình những đôi giày trượt đạt các tiêu chuẩn như sau:
1. Lớp boot bên trong giày nên chọn loại dày và êm ái
Điều này sẽ đảm cho bàn chân nhạy cảm và đang phát triển của trẻ ít bị tác động bởi những va đập hay chấn động bên ngoài.
2. Frame ( càng ) chứa bánh xe nên chọn loại bằng chất liệu tốt
Nên chọn giày trượt patin có Frame làm bằng hợp kim , tuyệt đối không mua giày càng nhựa hoặc càng nhôm kém chất lượng. Vì như thế sẽ nhanh hỏng và làm các bé nhỏ rất khó trượt dẫn đến sự không yêu thích đến môn patin.
3. Nên chọn mua những loại giày có thể chỉnh size
Hiện nay, có rất nhiều loại giày patin khác nhau, nhưng khi chọn giày patin trẻ em, phụ hunh nên chọn loại có thể chỉnh size lớn bé tùy ý.
4. Thân giày và cổ giày phải có cấu tạo chắc chắn
Chắc các bậc phụ huynh chẳng muốn con mình mang một đôi giày mà phải thấy lúc nghiêng bên này, dẹo bên kia. Chọn giày có thân và cổ chắc chắn sẽ đảm bảo khắc phục được điều đó
5. Chọn giày có trọng lượng theo độ tuổi của các bé
Nếu trẻ bé quá thì nên chọn những đôi giày có trọng lượng nhẹ, để các bé dễ dàng di chuyển và điều khiển hàng bánh lăn.
6. Nên trang bị đầy đủ những bộ bảo vệ cần thiết cho trẻ
Bộ bảo vệ cho trẻ sẽ hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình tập luyện. Bộ bảo vệ nên bao gồm: mũ bảo hiểm, bảo vệ bàn tay, khủy tay, đầu gối là những thứ cần thiết khi trẻ bắt đầu tập.
7. Chọn địa điểm tập luyện hợp lý
Khi tập luyện, thì địa điểm tập cũng như địa hình tập luyện là rất quan trọng. Nên chọn những khu vực có không gian rộng và thoáng đáng, ít có chướng ngại vật để tránh trường hợp các bé va vào. Sân nền để tập luyện nên chọn là những mặt sân được làm nhẵn, sân gạch hoa, sika…để tránh trường hợp ngã bị chầy da do mặt sân xù xì. Hiện này, những địa điểm lý tưởng để trẻ chơi patin là những công viên, khu trung cư có khoảng sân rộng, nơi có nhiều bé cũng tham gia bộ môn này.
8. Tham gia một khóa học trượt patin cơ bản
Để các bé tập luyện được nhanh hơn, nắm bắt được những động tác cơ bản khi mới bắt đầu tập, vững vàng và tự tin hơn trong khi di chuyển. Nên cho bé tham gia một khóa học trượt patin cơ bản, phụ huynh cũng đỡ mất thời nhiều thời gian hơn khi sử dụng dịch vụ này.
Chúc các mẹ, các bé tìm được nhiều điều thú vị và bổ ích khi tham gia bộ môn thể thao này!
Nguồn - webtretho