Cậu bé 3 tuần tuổi hồi sinh sau 3 lần tim ngừng đập 21/05/2013 15:05:11
Ba lần tim đã ngừng đập trong vòng 3 giờ khi chỉ mới 3 tuần tuổi, nhưng cậu bé Alfie Green đã tự hồi sinh một cách kỳ diệu. Các bác sĩ đã so sánh kỳ tích này của cậu bé Alfie “quý hơn cả sự xuất hiện của Gấu trúc”.
 
 
Tim tự đập trở lại sau 17 phút ngừng hoạt động
 
Bé trai Alfie Green chào đời có cân nặng 2,7 kg. Trong 1 - 2 tuần đầu, bé hoàn toàn khỏe mạnh, tinh nghịch, bú sữa mẹ và ăn sữa ngoài bình thường như bao trẻ sơ sinh khác. Nhưng đến ba tuần sau, bé bắt đầu có những biểu hiện khác thường. Buổi sáng hôm đó, cả nhà cùng đến một siêu thị gần nhà mua sắm, chị Stacey Green phát hiện bé Alfie bỗng ngừng thở, toàn thân tím tái. Hốt hoảng, người cha vội vã gọi xe cấp cứu. Bé Alfie được đưa tới viện Newcross ở Wolverhampton.
 
Khi vào viện, các thông số của bé Alfie là: mạch bằng 0, huyết áp bằng 0, ngừng tuần hoàn, ngừng tim hoàn toàn, đồng tử giãn tối đa… Các bác sỹ cho biết, thông thường, với các dấu hiệu trên có thể kết luận cậu bé đã tử vong. Tuy nhiên, về nguyên tắc, các bác sỹ vẫn phải triển khai tất cả các biện pháp chuyên môn để cấp cứu người bệnh. Sau hơn 10 phút thực hiện các biện pháp hồi sức tim, phổi như trên, các thông số về mạch, huyết áp vẫn không đổi. Thấy tình hình không tiến triển, các bác sỹ vừa tiếp tục cấp cứu vừa chủ động giải thích cho gia đình về khả năng cậu bé không thể qua khỏi cơn nguy kịch.

Dù hy vọng cứu sống bệnh nhân lúc này gần như bằng 0, nhưng các biện pháp cấp cứu vẫn được tiếp tục. Khoảng 2 phút sau, khi các bác sỹ chuẩn bị dừng cấp cứu, thôi không ép tim nữa thì đột nhiên thấy trên màn hình điện tim xuất hiện đường thở yếu ớt của bé. Thấy sóng đập của tim trở lại (dù là rất yếu), có hy vọng các bác sỹ tiếp tục đặt máy thở và sử dụng thuốc trợ tim mạch liều mạnh. Lần này, huyết áp của cháu bé đã trở lại (dù ở mức thấp), mạch đã đập (mạch nhỏ, đập nhanh), đồng tử có phản xạ rồi co lại. Ít phút sau, bé Alfie khua tay chân loạn xạ, khóc ré lên trong niềm sung sướng, hạnh phúc của tất cả những ai đang có mặt ở đây.
 
Theo các bác sỹ thì đây là một ca bệnh đặc biệt. Bởi thông thường, nếu ngừng tim trong vòng 15 phút mà cấp cứu không được thì có thể nói là người bệnh đã tử vong. Nhưng trường hợp này, cháu bé (một cháu bé mới được 3 tuần tuổi) ngừng tim tới hơn 17 phút. Đặc biệt hơn là tim của cậu bé đã tự hồi sinh, đập trở lại khi không còn bất cứ sợ hỗ trợ nào của các biện pháp y khoa. Đó là một sự hồi sinh hoàn toàn do cậu bé chủ động. Đây là một điều vô cùng hy hữu, đặc biệt, không giải thích được.

Còn gia đình cậu bé đi từ đau đớn, tuyệt vọng đến vui sướng khôn xiết khi chào đón sự trở về của đứa con trai bé bỏng. Họ thay nhau cưng nựng, hôn lên khắp thân thể cậu bé. Và thành viên đáng quý nhất - bé Alfie thì nhỏm miệng cười, đạp đạp đôi chân như muốn nói: “Con khỏe. Không có chuyện gì đâu ba mẹ”. Người cha Leonard Bratt hạnh phúc chia sẻ: “Vài ngày trước, tôi nhận thấy hơi thở của bé gấp hơn. Tôi đưa bé tới bác sĩ, ông ấy nghe nhịp tim và nói bé vẫn ổn. Tuy nhiên, bé bất ngờ thở không ổn định khi chúng tôi ra ngoài mua sắm và tôi cố gắng làm dịu bé khi môi của Alfie bắt đầu tím tái. Tiếp đó, bé ngừng thở, thật kinh hoàng”.
Như vậy sau cơn đau tim đầu tiên, tim bé Alfie Green ngừng đập 17 phút nhưng thật lạ thường, nó đã đập trở lại.

Lần 2, lần 3 liên tiếp ngừng thở…

Tuy nhiên, tính mạng của cậu bé sơ sinh non nớt vẫn bị thách thức thêm 2 lần ngừng thở nữa. Lần thứ 2, tim lại ngừng đập trong 10 phút và lần thứ 3 ngừng đập trong 3 phút. Được biết trong lần đau tim thứ 2 và 3 này, sau khi cậu bé đưa vào phòng cấp cứu, huyết áp của bé gần như tụt xuống vạch số 0, theo dõi trên điện tâm đồ thì mọi hoạt động tim mạch cũng gần như “đóng băng”. Khoảng 10 giờ 20 phút tiến hành phẫu thuật, nhịp tim lại lần nữa ngừng đập. Bệnh viện lập tức cử các chuyên gia đến đặt đường ống đặc biệt trợ giúp. Cậu bé khôi phục nhịp thở đều đặn sau đó không lâu, nhưng đến khoảng 11 giờ 2 phút thì hiện tượng trên lại lặp lại. Cậu bé lên cơn đau tim lần thứ 3.
 
Tất cả các bác sỹ đều cho rằng cậu bé lâm vào trạng thái tử vong. Mọi phương thức cứu vãn tình thế đều không khả quan, chưa từng được thực hiện trong nước. Các bác sỹ nỗ lực bằng những phương thức có thể lần cuối cùng nỗ lực. Tuy nhiên không có kết quả. Họ đã rút tất cả các thiết bị hỗ trợ trên người cậu bé ra và ngừng mọi động tác cứu chữa. Trong khoảng khắc đau đớn tột cùng ấy, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Tay của bé Alfie khẽ động đậy. Các bác sỹ đã nhanh chóng kiểm tra nhịp tim của bé. Thật tuyệt vời: tim của bé lại hoạt động trở lại. Những nhịp đập từ yếu ớt đến ổn định dần.

Ba tuần sau, Alfie trở về nhà ở Wolverhampton với thiết bị ổn định nhịp tim. Cặp bố mẹ may mắn và hạnh phúc nhất chia sẻ: “Thật may là chúng tôi không còn những lần lo sợ nào nữa. Siêu âm cho thấy não bé bình thường và các bác sĩ đều cho rằng thật kỳ diệu, dường như não bé tự hồi phục. Nếu đã sống sót qua 3 lần đau tim vào lúc 3 tuần tuổi, bé đủ mạnh để sống sót qua bất kỳ thử thách nào”.

Một điều đặc biệt tiếp theo là trong mỗi lần, các bác sĩ cố gắng hồi sinh tim cho Alfie nhưng chụp CT cho thấy, sự xuất huyết đã gây tổn hại cho não trái của bé. Bất chấp lo ngại rằng cậu bé bị tổn thương nặng nề về não và một tuần phải thở nhân tạo trong tình trạng nguy kịch, Alfie đã hồi phục hoàn toàn. Khả năng phục hồi của cậu bé đã khiến các bác sĩ sửng sốt khi mà họ gần như đã từ bỏ việc đưa bé khỏi tay thần chết. Theo các bác sĩ, dường như bộ não của Alfie đã tự phục hồi. Bằng chứng rất chính xác và khách quan là: Chỉ vài ngày sau đó, kết quả chụp CT cho thấy, não của bé hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bất kỳ một sự tổn thương nào. Điều này quả thực không giống như các nghiên cứu của giới y khoa từ trước tới nay: đau tim, ngừng thở trong một thời gian khá dài thì chắc chắn là kéo theo sự tổn thương ở vùng não ít hoặc nhiều, nhưng thường thì não bị tổn thương nhiều (dẫn tới tình trạng liệt não, bại não). Vậy mà trong trường hợp của bé Alfie mới được 3 tuần tuổi, lại ngừng thở tới 17 phút và trải qua 3 lần ngừng thở liên tiếp, mà não không hề bị tổn thương là điều vô cùng hy hữu. Trong lịch sử y khoa trên toàn thế giới chưa từng ghi nhận một trường hợp nào kỳ lạ đến phi thường như vậy.

Sau trường hợp hy hữu này, các bác sỹ tại bệnh viện tim mạch ở Anh quốc quyết định đi sâu nghiên cứu sự kỳ lạ và “thần thánh” của biểu hiện trên với mong muốn tìn được biện pháp chữa trị hiệu quả cho các trường hợp tương tự.

Bí mật còn bỏ ngỏ

Các công trình nghiên cứu đã khẳng định hiện tượng chết đi sống lại có thật 100%. Thậm chí, các số liệu thống kê còn chỉ rõ cứ 100.000 người chết thì có 1 người được cho là sống lại - thuật ngữ y khoa gọi là hội chứng Lazarus (được đặt theo tên nhân vật Lazarus trong Kinh thánh, người đã được chúa Jesus cứu sống). 
 
Điều lạ lùng ở chỗ, phần lớn những người sau khi sống lại đều có thể kể rành rọt về những ảo ảnh họ đã nhìn thấy, đó có thể là ánh sáng ở cuối một con đường chật hẹp, một sinh vật tỏa ánh sáng có khả năng chuyện trò, một người thân quá cố đang đứng đón, gọi họ ở bờ bên kia… Thậm chí, một số người còn kể lại được chi tiết mọi người đã làm gì trong lúc mình “nằm ngủ”. Ở một số trường hợp đã được chôn cất, người ta cũng từng phát hiện thấy những vết cào cấu bên trong quan tài khi cải táng, rồi hiện tượng xương người nằm với hình dáng bất thường dù lúc đặt quan rất ngay ngắn. Điều đó chứng tỏ, không ít người ngay cả khi đã bị vùi sâu trong đất vẫn sống lại.
 
Giải thích về hiện tượng này, y học cho rằng, có hai hình thái cơ bản của cái chết: chết lâm sàng và chết thật sự. Trong đó, những người “chết đi sống lại” chủ yếu rơi vào trường hợp chết lâm sàng. Khi đó, con người ở trạng thái lâm sàng đã ngừng thở, nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, đồng nghĩa điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống.

Theo ANTD