V" Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn lọc lừa, tính cách dịu dàng, và lòng biết đánh giá người , biết trân trọng người ngay của viên quản coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ"- Chữ người tử tù. Ở trong tác phầm Chữ người tử tù người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp anh hùng,khí phách, hiên ngang tài hoa của Huấn Cao mà còn thấy được một tấm lòng một tâm hồn cao quý của viên quản ngục, một con người biết vượt qua cái thực tế khắc nghiệt để biết trân trọng nâng niu những giá trị, cái đẹp. Trong cuộc sống của chúng ta cái "cúi đầu" có thể đánh giá được cả một con người, có những cái cúi đầu khiến con người ta trở nên hèn hạ, ô nhục, đáng xỉ vả, nhưng cũng có những cái cúi đầu mà làm nên cả một "lịch sử" cái cúi đầu nâng cao tầm vóc giá trị của con người. Và ở trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã tạo cho Viên quản ngục một cái cúi đầu như thế! Một đại văn hào Đức đã từng nói: " Trước một trí tuệ vĩ đại ta cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại ta quỳ gối" , Viên quản ngục, là người biết biệt nhỡn liên tài, biết đánh giá, và nâng niu dìn giữ cái đẹp, người ta cũng thường hay nói cái công việc, nghề nghiệp thường ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của con người, có lẽ vì một lí do nào đó mà vien quản ngục lại phải chọn nhầm mất nghề, cái nghề mà con người có thể bị tha hóa về đạo đức, thế nhưng sống trong cảnh đề lao ấy viên quản ngục vẫn sáng lên với những phầm chất cao quý, một con người có bản lĩnh, biết "yêu" cái đẹp biết " quý" cái tài...Chính vì thế ông đã tự hạ thấp bản thân mình để đón nhận cái đẹp ở một vị thế mới...và chính cái lòng "tốt" vẻ đẹp cao khiết ấy mà cuối cùng Huấn cao cũng nhận ra tấm lòng của ông, khi được Huấn Cao cho chữ và được Huấn Cao khuyên bảo, viên quản ngục khúm núm lắng nghe những lời chỉ báo ấy, phải chăng bây giờ xét về vị thế, chức danh giữa hai người có sự tráo đổi? khi mà một người trông coi nhà lao lại "đứng yên" mà lắng nghe những lời khuyên của một kẻ tử tù? lúc ấy những cái lợi,cái danh chỉ là những cái vô vị, tầm thường, nhạt nhẻo mà cái trọng ở đây là trái tim là tấm lòng là tâm hồn có sự đồng cảm hòa hợp giữa hai con người có cùng hướng đi? Nói tóm lại, qua hành động quỳ lạy của viên quản ngục trước Huấn Cao,càng làm nâng lên cái vẻ đẹp phẩm chất cao quý, thiên lương trong sáng của ông trong hoàn cảnh đề lao tăm tối. Phải chăng viên quản ngục đã được "giác ngộ" được những điều gì trước những lời khuyên ấy của Huấn Cao, để rồi có hành động như vậy? Phải chăng những con người có tấm lòng tốt thường hay đến với nhau, hòa vào nhau, để rồi bổ sung cho nhau? Phải chăng cái thiện luôn thắng cái ác và cái đẹp, cái tốt có thể lấn át được những cái tối tăm, bế tắc?
|