Tiêu
chuẩn mới có tên đầy đủ là tiêu
chuẩn iso 9001:2015– Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các
yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng.
Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ
thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Thư viện tiêu chuẩn xin đưa ra những thông tin liên quan tới tiêu chuẩn ISO
9001:2015. Dù có thể chưa đầy đủ, nhưng những kiến thức dưới đây sẽ là nền tảng
ban đầu cho Doanh nghiệp muốn xây dựng và đạt được chứng nhận ISO.
TIÊU CHUẨN ISO 9001 – NHỮNG NỘI DUNG QUAN
TRỌNG
ISO LÀ GÌ ?
§ ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế (International Organization for
Standardization). ISO là cơ quan thiết
lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên
phạm vi toàn thế giới.
§ Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO được thành
lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Là tổ chức độc lập
phi chính phủ có trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018
ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies)
§ Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
§
Nhiệm vụ chính của tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các
tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các
tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên
toàn thế giới.
Nguồn từ: www.vi.wikipedia.org
ISO 9001 LÀ GÌ ?
ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu
chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Tính đến năm 2018, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là phiên bản
ISO 9001:2015. Đây là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức
ISO phát triển và ban hành vào 24/9/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành năm
1987).
xem
thêm: tiêu
chuẩn iso 17025
Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001:1987
|
Quality systems – Model for
quality assurance in design/development, production, installation and
servicing.
(Quản lý chất lượng
– Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và
dịch vụ kỹ thuật).
|
(ĐÃ HẾT HẠN)
|
ISO 9001:1994
|
Quality systems – Model for
quality assurance in design, development, production, installation and
servicing
(Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất
lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
|
(ĐÃ HẾT HẠN)
|
ISO 9001:2000
|
Quality management systems –
Requirements
(Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
|
(ĐÃ HẾT HẠN)
|
ISO 9001:2008
|
Quality management systems –
Requirements
(Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
|
(ĐÃ HẾT HẠN)
|
ISO 9001:2015
|
Quality managemeint systems –
Requirements
(Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
|
(CÒN HIỆU LỰC)
|
Gia đình ISO 9000 bao gồm:
§ ISO 9000:2015: Hệ thống quản lý chất
lượng – Cơ sở và từ vựng.
§ ISO 9001:2015: Hệ
thống quản lý chất lượng– Các yêu cầu.
§ ISO 9004:2009: Hệ thống quản lý chất
lượng– Hướng dẫn cải tiến hiệu quả.
§ ISO 19011:2011: Hướng dẫn đánh giá hệ
thống quản lý chất lượng
Bộ tiêu chuẩn ISO
9000:2015 hiện nay được các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng ngày càng nhiều.
ISO 9001:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG –
CÁC YÊU CẦU
Như đã đề cập bên trên thì bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 (Hệ
thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 5 của tiêu chuẩn ISO
9001 trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987. Từ khi ra đời cho
đến nay, ISO 9001:2015 đã trở thành chuẩn mực toàn cầu nhằm đảm bảo khả năng
thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
So với các phiên bản trước đó thì nhìn chung ISO 9001:2015 có
những điểm khác biệt rõ rệt.
Điểm khác biệt nổi bật nhất của phiên bản ISO 9001:2015 chính là
việc tiếp cận tư duy dự trên rủi ro. Chính lối tư duy mới này giúp cho tổ chức
của bạn có thể xác định được các nguyên nhân có thể làm các quá trình và hệ
thống quả lý của tổ chức bị lệch khỏi kết quả đã được hoạch định. Từ đó tổ chức
có thể đưa ra được các kiểm soát phòng ngừa các rủi ro và có cơ hộ cải tiến.
Điểm thay đổi thứ 2
chính là việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:
§ hướng vào khách hàng;
§ sự lãnh đạo;
§ sự tham gia của mọi người;
§ tiếp cận theo quá trình;
§ cải tiến;
§ quyết định dựa trên bằng chứng;
§ quản lý mối quan hệ.