1. Chơi thân với tụi cùng lớp
“Tôi
đi làm thêm từ rất sớm. Bên cạnh đó còn tham gia nhiều CLB hoạt động xã
hội bên ngoài trường học. Bạn bè trong trường thì ít nhưng ngoài trường
rất nhiều. Chính vì thế, thời gian rảnh, tớ thường dùng vào việc đi
làm, vui chơi với các anh chị, bạn bè ở chỗ làm hoặc trong CLB. Mãi tới
khi sắp ra trường, cả lớp kéo nhau đi chụp ảnh kỷ yếu, mới nhận ra thời
gian đã hết mà mình thì chẳng hiểu chi về bạn bè, thậm chí chẳng có đứa
bạn nào thực sự thân thiết để nhắn tin nhờ điểm danh giúp, để than mệt
mỗi khi vất vả, để nắm tay và chụp ảnh cùng, đăng lên FB nói đó bạn thân
tôi. Buồn và tiếc nhiều lắm!” - Thanh Huyền, cựu sinh viên FTU tâm sự.
- Hòa đồng và thân thiện hơn với các bạn cùng lớp.
- Dành nhiều thời gian để trò chuyện và lắng nghe mọi người. Sẽ có rất nhiều điểm hay ho bạn sẽ cần phải học hỏi từ họ.
2. Trở thành lớp trưởng hoặc Bí thư
“Khi
còn ngồi trên ghế phổ thông hay giảng đường đại học, bạn có rất nhiều
cơ hội được ứng cử hoặc tự ứng cử vào các vị trí lớp trưởng hay Bí thư.
Những chức vụ “lãnh đạo” nho nhỏ như thế sẽ là điểm cộng cho việc đăng
kí trở thành trưởng nhóm, trưởng ban khi sau này ra trường đi làm.” - Thanh Thủy, nhân viên mới của công ty XNK Minh Nghĩa.
Tips cho bạn:
- Mạnh dạn tự ứng cử vào các vị trí lãnh đạo nhỏ to của lớp, trường.
- Luôn chuẩn bị những bài phát biểu, các bài “vận động hành lang” cực có hiệu quả.
- Tích cực giao tiếp hơn để có được sự tự tin cần thiết khi ứng cử.
3. Có bài đăng trên báo tường của trường
“Nghe
có vẻ đơn giản và chẳng đáng bàn. Thậm chí dạo trước còn cảm thấy đó là
việc bắt buộc khá nhàm chán và không muốn tham gia. Nhưng khi đã rời xa
trường học, trong tớ luôn là cảm giác nuối tiếc vì mình đã lười biếng
trong việc góp công sức tạo ra một sản phẩm chung của cả trường, để lưu
giữ lại cho những thế hệ sau cùng đọc và học hỏi. Giá như thời gian quay
ngược trở lại thì tốt biết mấy” - Anh Hiếu, ĐH Luật Hà Nội.
- Đâu
nhất thiết phải viết bài đăng trong báo tường của trường mới được “tính
điểm”. Bạn có thể vận động tụi cùng lớp tạo ra những sản phẩm độc nhất
vô nhị quảng bá thương hiệu của trường, của lớp bạn. Tính chất sáng tạo
luôn được hoan nghênh.
- Thay vì hối tiếc, bạn
có thể “sản xuất” những bài báo về trường học của bạn, những điểm hay ho
các trường khác nên học tập và gửi cho chúng tôi. Chúng tôi luôn chờ
đón bài viết của các bạn!
4. Nghịch ngợm một chút đâu có sao?
“Thi
thoảng lại được nghe đứa bạn thân kể về thời cấp 3 của nó. Nào là trốn
KTX ra cung văn hóa xem các diễn viên hài về biểu diễn trong đêm trung
thu, nào là trang trí lớp kiểu độc nhất vô nhị đến thầy cô cũng phải bó
tay rồi giấu bản đồ môn địa lý để cả lớp được nghỉ học tớ lại thấy thèm.
Chăm chỉ và tập trung vào học hành là rất tốt, nhưng lẽ ra chúng tớ nên
dành nhiều thời gian hơn nữa cho... siêu quậy” - Hải Yến Trần, ĐH Y Hải Phòng.
5. “Tậu” lấy một (vài) hồi ức trong veo
Phương Mai (Bắc Ninh) chia sẻ: “Chị
gái tôi luôn hối tiếc vì đã đi qua 12 năm học phổ thông mà không có lấy
một mối tình vắt vai nào. Chị bảo giá như ngày trước lấy hết can đảm ra
để tỏ tình, hẳn cũng đã có một mối tình như ý. Lớn dần, trưởng thành
hơn, tình cảm không còn trong sáng, thú vị như tình cảm giữa học sinh
với nhau thuở còn đi học nữa.”
Giờ thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu định hình những thứ sẽ và cần để làm chưa nào?
(Theo TTVN)