Gần 10 năm tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm sau luôn cao hơn năm trước khoảng 10%. Bộ GD-ĐT đã có những động thái cứng rắn liệu có tạo ra hiệu ứng tích cực tuyên chiến với việc các trường chạy theo lượng bỏ chất như hiện nay?
Ðồng loạt cắt giảm chỉ tiêu
Kết luận thanh
tra công tác tuyển sinh 2012 của 30 trường ÐH,CÐ trên toàn quốc với "bản
án" kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hàng loạt hiệu trưởng đã trở thành
liều thuốc mạnh khiến hàng loạt trường thận trọng hơn trong việc tuân
thủ việc xác định chỉ tiêu theo đúng quy định của Bộ.
|
Thí sinh trong kì thi tuyển sinh ĐH 2012 (Ảnh: Văn Chung) |
So
với chỉ tiêu năm 2012, năm nay Trường ĐH Sài Gòn tự cắt giảm 1.400 chỉ
tiêu, trong đó tập trung cắt giảm hệ CĐ ở nhóm ngành kinh tế.
Theo
ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường: "Trường thực hiện
theo đúng quy định của Thông tý 57 và thống nhất phương án giảm chỉ tiêu
ở hệ CÐ. Song song việc cắt giảm chỉ tiêu, trường cũng tăng chỉ tiêu
cho các ngành Giáo dục tiểu học và Sư phạm mầm non".
Tương tự,
Trường ÐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM năm nay cắt giảm tới 1.100 chỉ
tiêu. Trong đó, hệ ÐH và CÐ giảm 400 chỉ tiêu, hệ trung cấp giảm 700 chỉ
tiêu. Tổng chỉ tiêu năm nay của trường từ 5.800 đã giảm xuống còn 4.70.
Lý giải về việc cắt giảm chỉ tiêu, ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng
Đào tạo của trường cho rằng: "Chỉ tiêu cắt giảm tập trung vào các ngành
Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, trường sẽ điều
chỉnh lại chỉ tiêu theo hướng ưu tiên cho những ngành như Công nghệ thực
phẩm, Môi trường, Công nghệ sinh học và các ngành kỹ thuật. Trường ÐH
Tài chính Marketing TPHCM cũng cắt giảm 1.600 chỉ tiêu hệ CÐ...
Trước
khi có quyết định xử phạt, Trường ÐH Công nghiệp TPHCM cũng dự kiến
trong nãm 2013 tăng 500 chỉ tiêu hệ ÐH và mở thêm ngành mới. Tuy nhiên,
hiện nay hội đồng tuyển sinh nhà trường "án binh bất động" sau khi Bộ ra
kết luận trường không còn năng lực xác định chỉ tiêu do nhiều năm liền
tuyển vượt chỉ tiêu rất nhiều...
Xử lý mạnh tay với các trường khai man
Theo
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tuyển sinh ĐH, CĐ từ nayđến năm 2015
vẫn tiếp tục theo phương thức "3 chung", không có thay đổi gì lớn.
"Năm
nay ngoài mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện
biên giới, hải đảo thuộc Ðồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh
sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho thí sinh
những vùng này có thể vào học ÐH" - Thứ trưởng cho hay.
Ngoài
ra, Bộ GD-ÐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013.
Về vấn
đề ngừng mở khối ngành kinh tế, Thứ trưởng cho rằng: "Rất nhiều trường
ÐH, CÐ tuyển sinh khối ngành kinh tế và đã tạo nên sự bão hòa và vượt
gấp đôi so với quy hoạch mà Chính phủ đã đưa ra (quy hoạch là 20% nhưng
hiện đã chiếm tới 38%). Do đó, Bộ không khuyến khích các trường mới,
trường vừa nâng cấp lẫn các trường có truyền thống mở thêm ngành và tăng
chỉ tiêu ở khối ngành kinh tế.
"Quan điểm của Bộ là không tăng
về quy mô tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc xác định chỉ
tiêu năm 2013 Bộ sẽ giao cho các trường thực hiện căn cứ theo Thông tư
57 mà bộ đã ban hành" - lời Thứ trưởng.
Những trường xác định chỉ tiêu không trung thực với năng lực hiện có sẽ bị bộ xử phạt mạnh, trừ chỉ tiêu cho nãm kế tiếp.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ÐHQG TP.HCM ủng hộ việc Bộ mạnh tay xử phạt để các trường không đua theo số lượng.
Ông
nói: "Giáo dục ĐH không thể cứ chạy theo số lượng mà đến lúc cần phải
chấn chỉnh đến vấn đề chất lượng. Song song đó, bộ cũng cần tiếp tục
thanh tra, kiểm tra, đồng thời có những nghiên cứu, khảo sát để có những
điều chỉnh trong định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...."
Nguồn: Vietnamnet.vn