Tất cả những đồng tiền này thật đặc biệt và đằng sau chúng là những câu chuyện khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc.
1. Đồng tiền mệnh giá 500.000.000.000.000.000.000 (Nam Tư cũ)
Nam Tư cũ đã trải qua thời kỳ siêu lạm phát vào năm 1989 cho đến khi tiến hành các cải cách kinh tế vào năm 1994. Tiền giấy có mệnh giá lớn nhất của Nam Tư vào năm 1988 chỉ là 50.000 Dinara nhưng đến năm 1994 có đến 13 số 0 đã được thêm vào sau tờ tiền này và 500 tỷ tỷ Dinara trở thành đồng tiền có giá trị lớn nhất tại Nam Tư.
Đồng tiền khủng của Nam Tư cũ
2. Tiền giấy dành cho trại tập trung (Cộng hòa Séc)
Những tờ giấy bạc này được Đức Quốc xã sản xuất để lưu hành trong một trại tập trung tại Theresienstadt (Cộng hòa Séc). Trại tập trung này là nơi được Đức Quốc xã sắp đặt trước để qua mắt Tổ chức chữ thập đỏ và các cơ quan khác rằng các tù nhân Do Thái đang được đối xử tốt, được tham gia các sự kiện văn hóa và có cả trường học cho trẻ em. Trong thực tế, hơn 30.000 người đã chết ở Theresienstadt và hầu hết 90.000 tù nhân ở đây được chuyển đến các trại tập trung khác để thủ tiêu. Đức Quốc xã đã cho sản xuất một loại tiền tệ tên là Kronen có mệnh giá 10 và 20 Kronen như là một phần trong thủ đoạn tuyên truyền trước Tổ chức chữ thập đỏ, tất nhiên tất cả các đồng tiền này đều vô giá trị và không bao giờ được lưu hành.
Đồng tiền tuyên truyền của Đức Quốc xã
3. 100 nghìn tỷ đô la (Zimbabwe)
Tương đương khoảng 300 USD, Ngân hàng Zimbabwe bắt đầu in tờ tiền 100 nghìn tỷ đô la vào tháng 2 năm 2009. Tại thời điểm đó, đất nước này đang có tỷ lệ siêu lạm phát cao nhất thế giới. Vào tháng 7 năm 2008, tỷ lệ lạm phát đã lên tới 231 triệu phần trăm! Và để mua một ổ bánh mỳ, người dân ôm theo cả bao tải tiền. Vào tháng 4 năm 2009, đồng đô la Zimbabwe đã chính thức bị xóa sổ, nhưng bản sao của những đồng tiền này vẫn còn được lưu lại trên mạng.
Đồng tiền chỉ có thể mua được vài chiếc bánh mỳ
4. Tờ 100 tỷ tỷ Hungary chỉ bằng 20 xu Mỹ
Trước thế chiến II, Pengo, đồng tiền của Hungary đã phải trải qua thời kỳ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Năm 1946, chính phủ Hungary đã cho lưu hành đồng tiền trị giá 100.000.000.000.000.000.000 Pengo nhưng thực chất chỉ tương đương với đồng 20 xu của Mỹ. Sau mỗi 15 giờ, giá cả ở Hungary lại tăng gấp đôi trong năm tài khóa cuối cùng. Chính vì thế mà chính phủ đã thay thế đồng Pengo bằng đồng Forint vào tháng 7 năm 1946 và tiếp tục sử dụng đến ngày nay. Một chi tiết đáng chú ý nữa là Ngân hàng Hungary thực tế đã cho in ấn đồng Pengo mệnh giá một triệu lũy thừa sáu nhưng không bao giờ lưu hành chúng.
100 triệu tỷ Pengo chỉ bằng …đồng 20 xu của Mỹ
5. Tờ tiền giấy cổ nhất thế giới (Trung Quốc)
Các cứ liệu lịch sử ghi nhận Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng tiền giấy vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, mặc dù người Trung Quốc đã bỏ tiền giấy vào giữa thế kỷ 15. Đồng Kuan (Quan) Trung Quốc xuất hiện vào khoảng năm 1380 chính là đồng tiền giấy cổ nhất mà lịch sử từng ghi nhận.
Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng tiền giấy
6. Đồng tiền ngộ nghĩnh nhất (Đức)
Sau thế chiến I, cả Đức và Áo đều gấp rút in đồng Notgeld, một loại tiền khẩn cấp. Có nhiều điều kỳ lạ về những đồng tiền này, nhưng lạ nhất vẫn là tờ tiền in hình một con lừa đang thản nhiên gặm cỏ và… “ị”.
Đồng tiền có hình in “độc”
7. Đồng tiền lớn nhất thế giới (Philippines)
Nó rộng bằng một tờ giấy tiêu chuẩn, tiền giấy lớn nhất thế giới có mệnh giá 1.000.000 peso được chính phủ Philippines cho lưu hành vào năm 1998 để kỷ niệm 100 năm độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Nhưn tờ tiền này chỉ được sản xuất giới hạn và bán cho các nhà sưu tập với giá 180.000 peso (khoảng 3.700 đô la).
Nó có kích thước bằng một tờ giấy
8. Tiền giấy Einstein (Israel)
Vào năm 1952, Thủ tường Israel, David Ben-Gurion đề xuất trao cho nhà vật lý thiên tài Albert Einstein vị trí Tổng thống danh dự. Dù Albert Einstein đã từ chối, nhưng Chính phủ Israel vẫn muốn vinh danh nhà vật lý. Vì thế Ngân hàng Israel đã tạo ra đồng Lirot, tiền tệ đầu tiên của nhà nước Do Thái. Họ in hình của Einstein trên đồng 5 Lirot vào năm 1968.
Ít người biết rằng, Einstein cũng có đồng tiền riêng
9. Đồng tiền với phần chân dung bị đục bỏ (Zaire)
Năm 1997, nước Zaire ngày nay gọi là Cộng hòa dân chủ Congo đứng lên lật đổ chế độ độc tài của Joseph Mobutu. Khi chính phủ mới nhận thấy ngân khố thiếu hụt tiền mặt, họ quyết định sử dụng tiền của chế độ cũ nhưng lại đục bỏ hình ảnh của nhà độc tài Mobutu được in trên đó. Việc này tiếp diễn cho đến khi họ thiết kế và in loại tiền mới.
Đồng tiền với phần chân dung bị đục bỏ.
(Theo: Khampha.vn)