Ta không lo cho ta thì đừng trông mong ai sẽ lo cho ta. Thế
giới sẽ nhìn vào thái độ ứng xử của Nhà nước đối với khối trường tư nhân
lúc này, để quyết định thái độ hỗ trợ đối với nền giáo dục của nước ta.
Nhà nước nên có 5 cách ứng xử sau:
Một là rà soát lại “cái ruột “ của các trường ĐH, CĐ đang lâm vào
khủng hoảng. Nếu sứ mạng đích thực của họ là giáo dục đào tạo chứ không
chỉ nhằm kiếm lợi nhuận và cái ruột của nó (đội ngũ giảng viên cơ yếu,
thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng trường) đều đạt yêu
cầu mức trung bình để hoạt động giáo dục đào tạo thì Nhà nước nên giúp
họ tự chọn trong 2 hướng:
Hoặc là tự nguyện sáp nhập với 1 số trường khác thành 1 trường có quy
mô lớn hơn nhằm tận dụng nguồn vốn có sẵn (quan trọng hơn cả là nguồn
vốn con người), để giành lại thị phần giáo dục trong thị trường lao động
bậc cao.
Hoặc là chuyển hướng sang đào tạo nghề, kể cả nghề bậc cao, tương tự
mô hình ĐH khoa học ứng dụng , đang có thị phần bỏ ngỏ trong thị trường
lao động bậc cao . Xin lưu ý kinh nghiệm của nước Đức: "Rất nhiều trường
ĐH khoa học ứng dụng của Đức được nâng cấp từ các trường nghề để tận
dụng thầy thực hành giỏi và các xưởng thực hành của trường nghề". Đây
là hướng phù hợp với các ĐH, CĐ đang trong tình trạng khủng hoảng, vốn
được nâng cấp từ các trường trung học chuyên nghiệp, kể cả công và tư.
Nhà nước nên tạo thuận lợi ban đầu cho họ chuyển hướng .
Hai là có những trường đang phát triển tốt , chẳng hạn Trường ĐH Bắc
Hà , ĐH Thăng Long ... nay cũng bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng chung
của khối trường ĐH, CĐ ngoài công lập thì Nhà nước nên tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giúp họ tiếp tục duy trì và phát triển. Để mai một đi sẽ
rất khó tạo lại được những trường ngoài công lập như vậy.
"Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH"?
Kinh nghiệm của Pháp là: sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của
những cở sở giáo dục bậc cao tư nhân là cần thiết trong cuộc đua tranh
chất lượng đào tạo nhân lực bậc cao. Ở Pháp hiện tồn tại Viện khoa học
và kỹ thuật hạt nhân tư nhân Paris, Viện quang học Orsay tư nhân nổi
tiếng nước Pháp, Trường ĐH điện – điện tử Supelec tư nhân khá nổi tiếng
nước Pháp với học phí không cao hơn phí đăng ký vào trường ĐH công lập
là bao nhiêu.
Ba là kiên quyết chuyển chương trình đào tạo CĐ từ 3 năm xuống 2 năm sẽ rút bớt được không ít chi phí cho ngân quỹ đào tạo.
Bốn là đối với các cơ sở giáo dục bậc cao ngoài công lập chỉ nhằm mục
đích kiếm lợi nhuận và chỉ có cái vỏ hoành tráng bề ngoài (trường sở,
mác liên kết với nước ngoài) cũng đang lâm vào khủng hoảng thì việc đóng
cửa trường hay không là do phụ huynh và chính họ tự xử lý, Nhà nước
đừng hắt hủi họ để thế giới còn nhìn vào sự ứng xử của Nhà nước đối với
sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Năm là thực hiện sớm 1 trong những cách đề phòng "bong bóng giáo dục"
tái diễn: Nhà nước tập hợp danh sách toàn bộ các trường ĐH, CĐ từng
năm, có đầy đủ thông tin cụ thể về trường sở (là sở hữu hay thuê), lực
lượng giảng viên cơ hữu với mọi học vị học hàm là bao nhiêu? thư viện,
phòng thí nghiệm, phòng thực hành?, có những chuyên ngành nào, học phí
bao nhiêu, công khai trên Internet để mọi phụ huynh đều biết lựa chọn
cho con em mình theo học?. Đồng thời, thúc đẩy các trường đua tranh cải
thiện chất lượng đào tạo, như rất nhiều quốc gia đã làm như Mỹ, Pháp,
Đức, Phần Lan …
Ở Pháp, các Université và Grande Ecole có đăng ký vào danh sách của
Campus France thì được hưởng rất nhiều thuận lợi so với những trường
không có tên trong danh sách.