“Có một lần cháu không chịu xuống nên tôi đã
lên phòng cháu học. Lúc này trên phòng gần như không có gì. Khi thấy tôi cháu
chạy tới ôm và nói “Cho con về Đà Nẵng đi, con nhớ ba Sinh lắm” – chị Trâm nức
nở kể.
Sáng ngày
21/7, sau khi biết tin về sự việc con mình bị đánh đập tại trường chuyên biệt
Anh Vương, một số phụ huynh đã tìm đến đây để đón các cháu về nhà.
Có mặt tại cơ
sở này, ông bà nội của cháu Kỳ Nam (cháu bé được đề cập trong bài báo khi bị
một cô giáo kéo ra hồ cá và dọa cho ăn cá dưới hồ) tỏ ra khá bình tĩnh.
Theo ông bà
thì cháu Kỳ Nam có hoàn cảnh rất đáng thương bởi ba mẹ đã chia tay. Gia đình
phát hiện cháu có dấu hiệu bị tự kỷ từ
năm cháu 2 tuổi, tới 3 tuổi thì vào học “trường của thầy Việt khi đó còn ở
đường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú) và liên tục cho tới nay đã được 4 năm” (ông
Việt là chủ cơ sở này).
Ông bà nội đang chuẩn bị đưa cháu Kỳ Nam về nhà tại Long An.
“Khi đó các
bác sĩ tại bệnh viện nhi khuyên tôi nên cho cháu vào trường chuyên biệt, nhưng
do gia đình ở tận Long An, mà theo tìm hiểu thì trên này chỉ có trường Anh
Vương cho ở nội trú nên gia đình quyết định để cháu học ở đây, và cuối tuần mới
đón về nhà”. – ông nội cháu Kỳ Nam nói.
Để được học,
mỗi tháng gia đình Kỳ Nam phải đóng cho cơ sở 8 triệu đồng và đóng theo từng
quý. Ông cũng cho biết trước khi vào học Kỳ Nam không phân biệt được ngày đêm,
vệ sinh cá nhân cũng tự do. Nhưng quan một thời gian cháu cũng có tiến bộ như
tự biết xúc cơm, nhận biết được một số chữ cái.
“Sáng nay tôi
đọc báo mà ngỡ ngàng, từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ đây là một cơ sở tốt nên
mới tin tưởng gửi cháu vào học, không ngờ cháu lại bị đối xử như
vậy. Bố cháu biết chuyện đòi lên ngay nhưng chúng tôi can vì nó nóng tính lắm”
- bà ngoại Kỳ Nam nói.
Mỗi khi thấy cánh cổng mở cháu Minh Sang lại chạy ra đòi về.
Nói chuyện bập
bẹ với ông bà nội vào sáng ngày 21/7, Kỳ Nam tỏ ra khá hiếu động, cháu thường
chạy nhảy và đặc biệt thích thú với những thiết bị điện tử. Tuy vậy khi nhắc
đến tên của một cô bảo mẫu thì cháu nói rất sợ và liên tục đòi ông bà nội chở
về nhà.
Không giữ bình
tĩnh được như ông bà nội Kỳ Nam, chị Nguyễn Thị Trâm rớt nước mắt khi nói về
cháu Trần Minh Sang (trẻ bị một cô giáo đập đầu liên tiếp vào cửa sắt).
Chị Trâm cho
biết chị là bạn thân của mẹ ruột cháu Minh Sang, do ba mẹ cháu ở Đà Nẵng nên hàng
tuần chị thay họ đến đây thăm cháu. “Bản thân các cháu đã bị thiệt thòi rất
nhiều, vậy mà các cô giáo nỡ lòng đối xử như vậy…” – chị Trâm rơi nước mắt nói.
Cũng theo chị
Trâm thì sáng sớm nay nghe mẹ cháu Sang vừa nói vừa khóc trong điện thoại từ Đà
Nẵng báo tin về sự việc chị liền tức tốc chạy đến.
“Tới đây nhìn
cháu quần áo lôi thôi, nhếch nhác tôi bất ngờ quá. Trước đó mỗi lần đến thăm
tôi đều được giáo viên hướng dẫn ngồi ở dưới, một lúc lâu sau họ mới dẫn cháu
Sang xuống với bộ dạng gọn gàng, ăn mặc tươm tất nên tôi cũng yên tâm. Ai ngờ
chỉ khi nào có người tới thăm cháu mới được sạch sẽ như vậy” – chị Trâm nói.
Tiếp tục ghi
nhận ý kiến của chị Trâm, PV được biết nhiều lần các cô bảo mẫu khuyên chị
không nên đến thăm cháu nhiều vì mỗi lần như vậy cháu sẽ đòi về. Ngay cả bố
cháu từ xa đến nhưng cũng chỉ được nhìn mặt con qua khe cửa.
“Có một lần
cháu không chịu xuống nên tôi đã lên phòng cháu học. Lúc này trên phòng gần như
không có gì. Khi thấy tôi cháu chạy tới ôm và nói “Cho con về Đà Nẵng đi, con nhớ
ba Sinh lắm” – chị Trâm nức nở kể.
Trao đổi với
báo chí trong buổi sáng ngày 21/7, bảo mẫu tên Nhờ cho biết: Trong quá trình
nuôi dạy có một số cháu lì nên vung gậy để dọa chứ không có ý định đánh đập các
cháu. Bên cạnh đó bà Nhờ cũng thừa nhận mình không hề được đào tạo qua bất kỳ
trường lớp nào liên quan đến công việc đang làm.
Tuy nhiên clip
được báo Thanh niên đưa lên sau đó đã ghi lại rõ nét hình ảnh các cháu bị đánh,
tát nhiều lần và mặt. Trong khi cháu khóc thét vì đau đớn thì cô này vẫn cười
khoái trá.
Ngay trong
buổi sáng ngày 21/7 một đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM do bà
Trần Thị Kim Thanh – Phó GĐ Sở dẫn đầu đã có mặt tại đây. Sau khi làm việc với
chủ cở sở là ông Chu Văn Việt đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở này phải giải thể
ngay. Tuy nhiên do nhiều học sinh có phụ hunh ở các tỉnh xa nên ông Việt đề
xuất được lùi lại hai ngày để làm việc này.
Trả lời báo
chí sau đó bà Thanh cũng cho rằng “nói có sở này hoạt động trá hình cũng không
sai”, bởi đây thực chất không phải là trường tiểu học chuyên biệt, mà theo giấy
đăng ký kinh doanh thì đây là một “Công ty TNHH”.
Theo Infonet