Đại học Oxford của Anh vẫn nổi tiếng
với truyền thống đưa ra các câu hỏi “quái chiêu” khi phỏng vấn tuyển
sinh. Trong kì tuyển năm 2012 này, các ứng cử viên cũng đang gặp phải
một loạt các câu hỏi hóc búa như: "Tại sao con người có hai mắt?, Tại
sao nhiều loài động vật có đường sọc? Vì sao thơ lại khó hiểu?...”
Nhiều năm gần đây, do có quá nhiều người nộp đơn đăng ký vào trường,
nên ĐH Oxford ngày càng đưa ra nhiều vòng thi cam go. Đặc biệt nhất là vòng phỏng vấn, có rất nhiều câu hỏi phỏng vấn và bài kiểm tra năng khiếu “lắt léo” để tuyển chọn những sinh viên ưu tú nhất cho trường.
ĐH Oxford danh giá của Anh
Năm nay, các giáo sư của trường lại đưa ra một loạt các câu hỏi mẫu để
các thí sinh chuẩn bị cho bài phỏng vấn. Hệ thống câu hỏi hiện đang được
các ứng viên bàn tán sôi nổi và mọi người cho rằng câu hỏi của trường
năm nay còn khó hơn các năm trước. Theo như thông báo, kỳ phỏng vấn sẽ
diễn ra chính thức vào ngày 15/10/2012.
Giám đốc tuyển sinh ĐH Oxford, ông Mike Nicholson, cho biết: “Vòng
phỏng vấn chính là cơ hội cho những ứng cử viên tiềm năng bộc lộ khả
năng của họ, nêu lên suy nghĩ của mình bản thân mình chứ không phải là
nêu lên một sự kiện hay nêu lên những gì họ đã nghe.”
Năm nay, những học sinh đăng kí vào ngành Sinh học phải đối mặt với câu
hỏi "Tại sao nhiều loài động vật có sọc?''. Học sinh đăng kí ngành
tiếng Anh có thể sẽ được yêu cầu thảo luận về Harry Potter của tác giả J.K. Rowling. Còn những học sinh ngành Lịch sử phải nói về một vấn đề, sự kiện nào đó trong quá khứ.
Vì sao động vật lại có sọc vằn?
David Popplewell, một ứng viên đăng kí vào ngành Tâm lý học Thực
nghiệm, nói rằng: Câu hỏi năm nay có thể là: "Tại sao con người có hai
mắt? Câu hỏi này có thể là một cuộc thảo luận chung về các giác quan của
con người và đề tài sẽ phát triển theo nhiều hướng khác nhau.''
Những năm về trước, các giáo sư của ĐH Oxford còn hỏi sinh viên rằng:
“Tại sao mắt mèo lại sáng rực trong bóng tối”, “Điều gì là bình thường
đối với con người?”, “Hãy nói cho tôi nghe về cây xương rồng”… Các thí
sinh đều phải công nhận rằng, phần trả lời những câu hỏi như thế luôn
khiến họ hồi hộp nhất trong thủ tục tuyển sinh vào các trường thuộc
Oxford.
Nguồn: Sưu tầm mạng