Người thầy giáo hơn 42 năm sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh 03/01/2013 10:07:36

Năm nay thầy giáo Đậu Xuân Tiêu bước sang tuổi 83. Gia tài lớn nhất của thầy chính là thư viện sách báo đặc biệt quý hiếm. Trong gần nữa thế kỉ, thầy đã sưu tầm được hơn 1.000 cuốn sách các loại, 100 số tạp chí Liên Xô, 30 cuốn họa báo Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Việt, hàng trăm bức ảnh. Trong đó, có một nhiều sách, báo, 450 bức ảnh đặc biệt quí hiếm về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà thầy Tiếu đã dày công sưu tầm được trong 42 năm. 

Tôi tìm đến nhà thầy Tiêu vào một chiều đầu mùa Đông. Nhà của thầy ở xóm 12, xã Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Thầy có một khu vườn với nhiều loại cây trái. Khi tôi đến thầy đang nghiên cứu và viết bài về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thầy ngồi bên khung cửa sổ có ánh nắng đầu đông ấm áp, say sưa viết về Bác Hồ…Năm nay thầy Tiêu đã 83 tuôi, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng thầy đi lại còn khá nhanh, đầu óc còn rất minh mẫn. 

Thầy Đậu Xuân Tiêu bên các chồng báo sưu tầm trong 42 năm.JPG
Thầy Đậu Xuân Tiêu bên các chồng báo sưu tầm trong 42 năm.

Trong ngôi nhà gỗ nhiều gian, thầy dành nơi chính giữa để thờ Tổ tiên và Bác Hồ. Gian bên cạnh là nơi thầy say sưa nghiên cứu về Bác Hồ, về tình hình đất nước. Trong ngôi nhà hai tầng, thầy Tiêu dành một phòng lớn ở tầng hai làm nơi đặt thư viện sách. Thầy Tiêu đã kể cho chúng tôi nghe quá trình sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1930 nhân dân ta sống khổ cực vì ách cai trị của thực dân Pháp. Năm đó ở huyện Quỳnh Lưu, nạn châu chấu vô cùng nhiều. Châu chấu bay vào khắp nơi tỏng nhà. Đó cũng là năm thầy Tiêu mới được sinh ra. Vì gia đình nghèo, mùa mang thất bát, bị cương hào bóc lột nên mẹ thầy đã phải nhai châu chấu mớm cho con. Năm 1945 cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã giải phóng dân tộc và nhân dân ta mọi xiềng xích áp bức. Nhờ ơn cách mạng, nhờ Bác Hồ, số phận cuộc đời của thầy đã  sang một trang mới: Từ thân nô lệ thành người tự do.

Năm 1954, thầy Tiêu được  kết nạp vào Đảng và được cử đi du học tại Khu học xá Trung ương Trung Quốc. Sau tốt nghiệp loại ưu, thầy trở về nước. Hành trang thầy mang về ngoài kiến thức là những thùng đựng sách tích lũy được trong những năm học tập ở Trung Quốc. Trở về nước, thầy Tiêu được phân công vào Vinh (tỉnh Nghệ An) công tác nhưng thầy đã không đi. Lúc đó, theo tiếng gọi của Bộ trưởng Giáo dục, thầy đã xung phong lên Việt Bắc gieo chữ. Nơi thầy gắn bó đầu tiên là huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Với sự tâm huyết, năng lực của mình, thầy Tiêu đã lần lượt làm tổ trưởng tổ xã hội, Hiệu trưởng trường tiểu học Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn. Ở ngôi trường này, thầy đã gặp người bạn đời là cô giáo Nguyễn Thị Dinh, quê ở tỉnh Bắc Ninh.  

Thầy Đậu Xuân Tiêu bên các tư liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí Minh .JPG
Thầy Đậu Xuân Tiêu bên các tư liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mất. Cả dân tộc chìm trong đau thương. Huyện Lục Nghạn tổ chức lễ truy điệu Người. Lúc đó, thầy Tiêu đã mời tất cả những người Nghệ An công tác ở huyện Lục Ngạn đến Huyện ủy Lục Ngạn để viếng Bác. Vòng hoa của những người đồng hương Nghệ An là vòng hoa lớn nhất, đẹp nhất và tươi lâu nhất trong những vòng hoa viếng Bác Hồ ở nơi đây.

Với lòng biết ơn sâu sắc, lòng khâm phục về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, từ năm 1970 thầy Đậu Xuân Tiêu bắt đầu mua báo để sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đến năm 1971 vợ chồng thầy Tiêu chuyển công tác quê. Thầy được phân công  giảng dạy Văn Sử, rồi làm hiệu trưởng ở các trường THCS Quỳnh Tân, THCS Quỳnh Giang, THCS Quỳnh Văn. 

Thầy Đậu Xuân Tiêu đang giới thiệu cho cháu nội (Đậu Minh Đức) về các tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.JPG
Thầy Đậu Xuân Tiêu đang giới thiệu cho cháu nội (Đậu Minh Đức) về các tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ những ngày đầu trở về quê, thây Tiêu bắt đầu xây dựng tủ sách gia đình. Tủ sách này là những tài liệu giúp thầy trong giảng dạy, làm quản ký, đồng thời cũng là một sự đam mê, tình yêu đối với sách, với việc sưu tầm sách báo. Trong những sách báo sưu tầm, thầy đặc biệt chú ý sưu tầm các sách báo về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với đồng lương của nhà giáo khá ít ỏi, sách báo cũng còn hiếm nhưng thầy đã dành dụm tiền đặt mua đến 31 đầu báo, tạp chí các loại trong và ngoài nước như báo Nhân Dân, Tiền Phong, Thống tấn xã Việt Nam, họa báo Liên Xô và Trung Quốc… Các số báo được xếp thứ tự theo từng loại, giữ gìn cẩn thận, là những tư liệu quý ngày nay khó tìm thấy được, trong đó có 100 cuốn họa báo của Liên Xô. Trong các đầu sách, báo, tạp chí đó, thầy đã cắt các tranh, ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm bộ sưu tập về Người.

Cùng với việc sưu tầm báo và tạp chí, thầy Tiêu cũng dầy công sưu tầm sách, đặc biệt là sách về Bác Hồ. Trong thư viện của thầy có đến gần hàng trăm cuốn sách đủ các loại kim cổ, Đông Tây, được bảo quản rất cận thận, phân loại theo chủ đề chính trị, Văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, Lịch sử, Giáo dục, Nghệ Thuật,.. Trong số đó có 35 đầu sách đặc biệt quý hiếm được xuất bản lần thứ nhất trước năm 1975 như “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Hồi ký về Bác Hồ”, “Lịch sử nước nhà”, “Việt Nam đấu tranh và xây dựng”… Nhiều cuốn sách hiện nay khó có thể tìm thấy ở các nhà sách như 7 cuốn từ điển 7 nước, “Khuyến học” của tác giả FukuzaWa (Nhật Bản) (viết từ năm 1872 đến 1876) nói đến những bài học về tính tự lực, tự cường của người Nhật Bản, “Chiến tranh và hòa bình” (Nga), “Paris sụp đổ” (Pháp), “Rừng thẳm tuyết dày” (Trung Quốc), “Binh thư yếu lược” (Việt Nam).

Cho đến nay, thư viện gia đình của thầy Tiêu có hàng ngàn tờ báo, hàng trăm quyển sách, tài liệu quí, 450 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản ở trong và ngoài nước qua các thời kỳ. Ngoài việc sưu tầm sách báo, thầy Tiêu đã viết 63 bài viết, góp ý tâm huyết cho các cấp Đảng và Nhà nước từ địa phương đến Trung ương về nhiều lính vực như xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục... 

Thầy Đậu Xuân Tiêu giới thiệu  tư liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí Min.JPG
Thầy Đậu Xuân Tiêu giới thiệu tư liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thầy thờ Bác Hồ như thờ Tổ tiên. Vào ngày 2/9 hàng năm, thầy cúng giỗ Bác Hồ và mừng Tết độc lập.

Hiện nay các con của thầy Tiêu đều đã trưởng thành và thành đạt. Người con trai đầu là trung tá Đậu Xuân Hoài công tác ở Bộ Quốc phòng, hiện đang học thạc sĩ  ở Úc; người con thứ hai là Đậu Thị Thủy dạy học trường THCS Quỳnh Văn; người con thứ ba Đậu Xuân Hải làm hiệu trưởng trường THCS Tân Thắng và vợ là hiệu phó trường Tiểu học Quỳnh Thạch; người con út Đậu Thị Hà Bắc cũng làm hiệu phó trường tiểu học. Sự thành đạt của các con có một phần quan trọng, chính là các con thầy Tiêu đã học tập được đạo đức Hồ Chí Minh qua những câu chuyện về Người, việc làm của người cha suốt một đời sưu tầm, tìm hiểu về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là Danh dân văn hóa thế giới.

Những việc làm thiết thực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của gia đình thầy giáo Tiêu đã được cấp cấp Đảng và Nhà nước ghi nhận và biểu dương. Ngày 6/8, đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà gia đình thầy giáo Đậu Xuân Tiêu. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy đánh giá cao những việc làm của thầy tiêu trong học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp với gia đình thầy giáo Đậu Xuân Tiêu xuất bản cuốn sách về Bác Hồ từ nguồn tài liệu mà ông đã sưu tầm được, đồng thời yêu cầu Huyện ủy Quỳnh Lưu và Đảng ủy xã Quỳnh Thạch có kế hoạch để giữ gìn, phát huy thư viện quý của thầy Tiêu trong . 

Mặc dù đã ở cái tuổi 83, nhưng thầy Tiêu vẫn còn khá nhanh nhẹn, minh mẫn, vẫn miệt mài sưu tầm, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục góp ý kiến cho các cấp Đảng và chính quyền. Ngôi nhà của thầy thường xuyên đón tiếp khách đến thăm để tìm hiểu về thư viện quí hiếm của thầy. Mọi người đến đây đều được thầy đón tiếp rất nhiệt tình, được thầy chia sẽ những tư liệu quí giá cũng như những hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những việc làm của thầy Tiêu trong gần nữa thế kỉ qua thật đáng khâm phục. Đó lòng tôn kính, khâm phục, ngưỡng mộ về tài đức, trí tuệ của vị cha già của dân tộc. Thầy không không chỉ sưu tầm, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn góp phần làm cho những tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người tiếp tục lan tỏa, đi sâu vào cán bộ đảng viên và nhân dân.

Điều trăn trở của thầy Tiêu là làm sao để thư viên nhỏ của thầy được khai thác tốt hơn để góp phần tuyên truyền và thực hiện tốt cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ đảng viên và nhân dân. Nếu được các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để làm một thư viện nhỏ tư tiệu về Hồ Chí Minh ở huyện Quỳnh Lưu – nơi đã in dấu chân của Người từ thủa thiếu thời - chắc chắn thư viện quí giá mà thầy Tiêu đã sưu tầm trong gần nữa sẽ phát huy được giá trị lớn hơn.

 

 Nguồn: Giáo dục và thời đại