Chồng chết, ba mẹ con bà Mai (ngụ ấp Giồng
Cục, An Đức, Ba Tri, Bến Tre) bị gia đình bên chồng đuổi ra khỏi nhà. Đường đến
trường của hai đứa trẻ mồ côi trở nên chông chênh khi mẹ đi làm mướn ở xa, hai
chị em tự bươn chải lo việc học.
Hai chị
em Nguyễn Thị Quế Anh (sinh năm 1997, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Phan Liêm)
và Nguyễn Thị Ánh Minh (sinh năm 2002, học sinh lớp 7 Trường THCS An Đức) phải
tự chăm sóc nhau, vượt quan bao nghịch cảnh để đến lớp vì cha qua đời, mẹ phải
đi làm thuê ở xa trong khi gia đình bên nội xua đuổi lấy lại nhà. Bà Phan Thị
Tuyết Mai, mẹ hai em cho biết: “Trước đây do nghèo khó nên cả gia đình tôi lên
vùng kinh tế mới ở tỉnh Đắc Lắc lập nghiệp. Sau đó chồng tôi bệnh nặng đưa về
quê được cha chồng cho cái nền và mấy anh em bên chồng gom góp tiền cất
căn nhà tươm tất trước khi chết”.
Tuy
nhiên, theo bà Mai, sau khi chồng bà qua đời được mấy tháng thì gia đình bên chồng
xua đuổi không cho ở nữa. Đồng thời thửa đất 1.000 m2 được cha chồng cho trước đã có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do chồng đứng tên cũng bị giữ lại. Trong khi cha chồng
đã 90 tuổi, lúc nhớ, lúc quên nên không giải quyết được gì.
Ở nhờ nhà người quen chật chội nên giường ngủ cũng là nơi học của
bé Ánh Minh.
Nhiều lần
ba mẹ con bà Mai đấu tranh để được ở trong căn nhà nhưng bị chửi bới, đánh đập
và nhà bị khóa trái cửa không cho vào. Sự việc được chính quyền địa phương và cả
công an can thiệp mở cửa cho ba mẹ con bà Mai vào nhà nhưng sau khi lực lượng
rút đi thì nhà lại tiếp tục bị khoá trái.
Ông Trần
Văn Đắp, Trưởng ấp Giồng Cục cho biết: “Gia đình bà Mai bị mấy anh chị em bên
chồng khoá cửa nhà không cho ở là có thật. Có lần công an huyện xuống mở cửa
cho ba me con vào nhà được một thời gian ngắn thì căn nhà lại tiếp tục bị
khoá trái”.
Theo ông
Đắp, sự việc đã được hoà giải ở địa phương. Gia đình bên chồng bà Mai cho rằng
khi chồng chết thì bà Mai đi đâu mấy đứa con theo đó nên phải trả lại nhà khi
bà Mai lên Đắc Lắc làm thuê. Bà Mai thì cho rằng, do nghèo quá nên phải gửi hai
đứa con lại đi học. Vả lại đang học ở dưới này chuyển lên trên đó rất khó khăn.
Không bên nào chịu nhường bên nào nên hòa giải không thành và chuyển hồ sơ về
trên. Tuy nhiên tội nhất là hai con bà Mai có nhà mà không được về phải ở nhờ
nhà người khác bên ngoài để được đi học.
Bữa cơm trưa của hai chị em mồ côi.
Bà Mai cho biết:
“Sau khi hoà giải không thành, tôi lên Hội Phụ nữ xã An Đức được hướng dẫn đến
Trung tâm Trợ giúp Pháp lý huyện. Tại đây tội được cán bộ hướng dẫn làm đơn tố
cáo yêu cầu trả lại nhà và phạt hành chính những người ở gia đình bên chồng.
Tuy nhiên, việc thưa kiện tốn rất nhiều thời gian trong khi gia đình
nghèo khổ nên tôi chấp nhận bỏ lên Đắc Lắc làm thuê kiếm tiền lo cho hai
con ăn học”. Bây giờ thậm chí có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chồng đứng
tên nhưng ba mẹ con chẳng hưởng được gì.
Ăn uống kham khổ nhưng hai chị em rất chăm học và liên tục là học
sinh giỏi.
Thấy thương hoàn cảnh
của ba mẹ con, bà Lê Thị Thu nhà gần đó cho hai chị em Ánh Minh, Quế Anh ở nhờ
để đi học. Bà Thu cho biết: “Gia đình mấy cô bác của hai đứa này rất khá giả
nhưng khi cha chết bị đối xử như vậy tôi thấy rất tội nhiệp mới cho ở nhờ. Hai
đứa bé ăn uống kham khổ và tư chăm sóc nhau nhưng học rất giỏi”.
Bà Dương Thị Anh,
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Ba Tri cho biết: “Gia cảnh hai em Quế Anh và
Ánh Minh đặc biệt khó khăn khi cha chết, mẹ đi làm thuê xa nên tự bươn chải lo
việc học. Sau khi phát hiện hoàn cảnh các em, Hội Khuyến học đã tạo mọi điều
kiện như trao học bổng, dụng cụ học tập… để hai chị em tiếp tục đến lớp”.
Hai chị em ăn vội bữa cơm trưa để tiếp tục đến lớp.
Hôm PV ghé thăm,
hai chị em mới đi học về và chuẩn bị ăn bữa cơm trưa. Mâm cơm chỉ có nước
tương, dưa chuột, đậu hủ nhưng hai chị em ăn ngon lành. Quế Anh cho biết:
“Nghèo khổn quá nên mẹ con mới đi xa làm thuê, làm mướn mỗi tháng gửi về cho
hai chị em 1 triệu đồng mà lo chuyện ăn uống, tập vở nên phải xài rất tiết kiệm.
Thấy mẹ khổ quá nên tụi con đứa nào cũng ráng học giỏi”. Theo Quế Anh, dù khổ
thế nào hai chị em cũng ráng đi học. Sau khi học xong lớp 12, Quế Anh dự định thi
đại học, nếu đỗ sẽ bảo lưu kết quả 1 năm để đi làm thuê lo cho em Minh đi
học và có tiền năm sau đi học đại học.
Minh Giang ( dân trí)