Để trang trải cuộc sống, không ít sinh viên phải kiếm việc làm
thêm. Một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên là làm gia sư.
Đánh vào tâm lý đó, không ít trung tâm mang mác giới thiệu gia sư mọc
lên chỉ với mục đích lừa gạt sinh viên.
Tọa
lạc tại ngõ 337, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trung tâm gia sư
là một căn phòng rộng khoảng 12 m2 với hai người phụ trách, một nam và
một nữ. Tới đây, các sinh viên được đưa ra một bản hợp đồng rất bất lợi
cho người đăng ký làm gia sư. Nổi bật là điều lệ: “Khi
đăng ký thăm gia phải đóng trước một nửa tiền lương một tháng (khoảng
400 ngàn) mà sinh viên nhận được. Nếu không tìm được lớp phù hợp, trung
tâm chỉ trả lại 40% giá trị hợp đồng đã ký.”
Bỏ
ra một khoảng tiền không nhỏ, các sinh viên tưởng rằng mình sẽ có được
một công việc phù hợp để có thể giúp đỡ gia đình. Nhưng thật tế, trung
tâm gia sư này tìm mọi cách để những người đăng ký phải tự nguyện bỏ hợp
đồng và chi phí đã đóng.
Các trung tâm gia sư bây giờ rất nhiều chiêu trò. (Ảnh minh họa)
Đối
với những người mới chân ướt chân ráo tới đăng ký, chị Tr. phụ trách
chính rất đon đả, hỏi han với thái độ nhiệt tình. Tuy nhiên, thái độ với
các sinh viên đã đăng ký nhưng chưa tìm được lớp lại hoàn toàn trái
ngược, khó chịu, quát nạt và tráo trở.
N.B.T,
một nạn nhân của trung tâm kể lại rằng sau khi đóng 350 ngàn với mong
muốn được dạy lớp ở quận Long Biên thì được nói là phải liên hệ với bên
trung tâm kia. Sau khi gọi điện trao đổi với trung tâm bên Long Biên và
nhận được câu trả lời: “Trung tâm không nhận gia sư nam, chỉ nhận gia sư nữ.”
N.B.T bèn gọi điện lại cho trung tâm nhờ xếp lại lớp nhưng sau một tuần
vẫn không nhận được hồi âm. Quá bức xúc, T. gọi điện phàn nàn: “Anh chị làm ăn kiểu gì mà vẫn chưa có lớp cho em, đã một tuần rồi.” Thì ngay lập tức bên kia trả lời: “Đồ con ch…”.
Cầm
biên lai đến trung tâm đòi lại số tiền đã đóng, P. sau 10 ngày loay
hoay vẫn không tìm được lớp, nhưng trung tâm nói để họ xác minh, nếu
đúng sẽ chuyển P. nhận lớp khác. Mấy ngày sau, trung tâm giới thiệu toàn
những nơi cách xa chỗ ở hàng chục cây số. “Kiểu
này chắc mình phải bỏ tiền cọc chứ chạy tới chạy lui thế này chẳng được
gì mà lại mất tiền với mất sức. Trung tâm luôn nắm đằng chuôi, họ muốn
ép sinh viên mất tiền chỉ là chuyện đơn giản” - Phương ngậm ngùi nói.
Rõ
ràng trung tâm gia sư tại ngõ 337 chỉ cần nhận được tiền liền rũ bỏ
trách nhiệm đối với sinh viên đã ký hợp đồng. Nếu như văn phòng môi giới
gia sư này móc ngoặc với các trung tâm gia sư khác dàn dựng một kịch
bản, cho sinh viên dạy thử vài buổi rồi bảo rằng không đủ điều kiện hoặc
không cần sinh viên nữa thì các sinh viên coi như sẽ mất trắng số tiền.
Phần
lớn, các sinh viên đến đăng ký làm gia sư đều là sinh viên năm nhất,
năm hai muốn kiếm tiền trang trải cuộc sống khi gia đình ở quê còn đang
khó khăn, vất vả. Với các sinh viên nghèo, một hai trăm ngàn cũng là
đáng quý nhưng phải mất 350 ngàn cho một căn phòng với một số trang
thiết bị để qua mắt thì quả là thiệt hại không nhỏ. Cứ mỗi ngày lại có
khoảng 10 sinh viên tới đăng ký làm gia sư và nộp tiền thì trung tâm “bỏ
túi” được vài triệu.
Ảnh minh họa.
Còn
chưa kể đến những lời lẽ hết sức phản sư phạm từ đội ngũ nhân viên làm
giáo viên. Gia sư của trung tâm cũng không phải là sinh viên sư phạm. Họ
còn làm thể sinh viên giả để qua mắt mọi người và quan trọng hơn cả là
trung tâm không hề có giấy phép hoặc động. Đây chỉ là một trong những
trung tâm gia sư lừa đảo hiện đang “mọc lên như nấm sau mùa mưa”, vì thế
phải hết sức cảnh giác với những chiêu trò các trung tâm.
Sinh
viên làm gia sư là chuyện “thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, nhiều trung
tâm môi giới đã trục lợi bằng cách nói dối phụ huynh, lừa cả sinh viên
khiến đôi bên cùng tiền mất tật mang. Các trung tâm gia sư ma lừa đảo
đều có một cách hoạt động chung đó là thu tiền của sinh viên hay giáo
viên mà lại giao các lớp ảo, không có thật, hoặc trung tâm gia sư "mất
tích" sau 1 đêm, các điều khoản ghi trên hợp đồng không rõ ràng là phần
thiệt 99% thuộc về gia sư.
Để không bị dính
trò lừa của các trung tâm lừa đảo, tuyệt đối các bạn không nên tin tưởng
vào trung tâm gia sư không có địa chỉ văn phòng rõ ràng, không quá tin
vào các tờ quảng cáo trên đường, nhờ anh chị, bạn bè, người quen từng
làm gia sư dẩn đến trực tiếp trung tâm,… Nếu các bạn đến trung tâm để
giải quyết hợp đồng nhưng trung tâm không giải quyết, bỏ trốn hoặc đuổi
đánh, hãy đến ngay công an phường sở tại, nơi mà trung tâm đó đang hoặc
động sẽ được giúp đỡ.
(nguồn: Kenh14)