Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đến 4h sáng
nay (28/10), tâm bão số 8 ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông,
cách bờ biển các tỉnh Nghệ An- Quảng Bình khoảng 140 km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149
km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão số 8, ở đảo
Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ở đảo Hòn Ngư
(Nghệ An) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9... Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến
Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50
– 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 130mm; Mai
Hóa (Quảng Bình) 113mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 144mm; Tà Lương (Thừa
Thiên-Huế) 196mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 136mm …
Chiều nay bão quét dọc vùng biển Thái Bình- Nghệ An. (Ảnh: NCHMF)
Dự
báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây
Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão
ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển
các tỉnh Thái Bình – Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh
cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Trong
12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và
Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành
áp thấp nhiệt đới.Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió
mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp
14, cấp 15. Biển động dữ dội. Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7,
cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12,
giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ
An có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật
cấp 12, cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7.
Khu
vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc
Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa vừa, có
nơi mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy
triều khu vực từ Thái Bình- Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3- 4m.
Chủ
động phòng chống và ứng phó với cơn bão số 8 đang có diễn biến phức
tạp, ngàyhôm qua (27/10), đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác bảo
đảm an toàn hồ chứa và triển khai phòng chống cơn bão số 8 tạiNghệ An
và Thanh Hóa.
TạiThanh Hóa,nơi dựbáo bão sẽ đổ bộ trực tiếptrưa
nay, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh xem xét, rà soát kỹ vấn đề sơ tán dân, nhất
là ở những nơi xung yếu, sát mép nước. Đối với tỉnhNghệ An, yêu
cầunghiêm túc chấp hành các công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt
bão Trung ương; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa, đê
điều và các công trình đang xây dựng trên sông và ven biển; duy trì lực
lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu;
trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thu nhận và xử lý các thông tin về cơn
bão số 8 để có biện pháp ứng phó kịp thời.Thanh Hóa:Khẩn trương trước
giờ bão đổ bộĐúng 6 giờ sáng, lệnh di dời dân đã được ban hành, hàng
ngàn hộ dân sống ven mép nước các huyện ven biển đã được huy động di dời
vào các khu vực an toàn trong các công trình kiên cố.Gần 12 vạn dân
sống ở khu vực mép nước ở các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa sẽ được
di dời đến nơi an toàn.
Hàng trăm hộ dân sống ven mép nước đã di dời đến nơi an toàn.
Khoảng 8 giờ sáng nay, tại huyện Hậu Lộc, mưa bắt đầu nặng hạt, gió cũng giật mạnh dần lên.
Chằng chống nhà cửa đối phó với bão
Công
tác chuẩn bị đối phó với cơn bão số 8 vẫn đang được người dân ven biển
triển khai gấp rút.Người dân đang di chuyển phương tiện như bè mảng,
thuyền nhỏ vào nơi an toàn để tránh thiệt hại khi bão vào.
Trước
đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo Sở Công thương đưa 50 tấn gạo
lên các huyện miền núi, tại các vị trí xung yếu, có nhiều khả năng bị cô
lập do mưu lũ, để sẵn sàng cứu trợ khi có nhu cầu.
Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh cũng chuẩn bị 1.500 cán bộ, chiến sỹ; Bộ đội biên phòng
tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị 300 cán bộ, chiến sỹ; Công an tỉnh chuẩn bị 500
cán bộ, chiến sỹ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Người dân ven biểnđang chuẩn bị sẵn sàngứng phó với diễn biến cơn bão.
Ninh
Bình: Chủ động ứng phóTrước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 8,
tỉnh Ninh Bình cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế
thiệt hại do thiên tai gây ra.Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm
kiếm cứu nạn yêu cầu các địa phương bố trí trực ban 24/24 theo dõi chặt
chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền đang hoạt
động trên biển về nơi tránh, trú an toàn; chuẩn bị sẵn sàng các biện
pháp bảo vệ lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, nhất là ở vùng bãi bồi
huyện Kim Sơn; bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn ứng phó kịp
thời với mọi diễn biến bất thường; tổ chức chằng chống nhà cửa, kho
tàng, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan và sơ tán dân cư ra khỏi các
khu vực nguy hiểm; giúp nhân dân thu hoạch nhanh diện tích lúa mùa muộn
còn lại, rà soát các hồ, đập, công trình đang thi công, có kế hoạch
tiêu thoát nước chống úng cho hơn 10.547 ha cây vụ đông đã trồng.
Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năngđã kêu gọi người dân trên các chòi canh vào bờ.
Đến
16 giờ ngày 27/10, lực lượng chức năng đã kêu gọi được 100 phương
tiện/220 lao động vào nơi trú bão an toàn. Thông báo cho 150 phương
tiện/300 lao động và 245 lều chòi/510 lao động đang đánh bắt thủy hải
sản, nuôi trồng ngao tại khu vực đầm bãi, cồn nổi ven biển huyện Kim Sơn
khẩn trương về nơi trú ẩn an toàn.
Hiện nay, Lực lượng bộ đội
biên phòng đang tổ chức lực lượng giúp nhân dân chằng, chống nhà cửa,
đồng thời phấn đấu đến chiều tối ngày 27/10 sẽ đưa số tàu thuyền còn lại
vào khu vực an toàn.
Lũ các sông từ Thừa Thiên- Huế đến Quảng
Ngãi đang lênDo ảnh hưởng của cơn bão số 8, các tỉnh khu vực miền Trung
có mưa vừa đến rất to, trong đó các tỉnh từ Thừa Thiên- Huế đến Quảng
Ngãi có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50-100mm.
Dự
báo, hôm nay 28/10 mực nước các sông từ Quảng Bình đến TT-Huế sẽ lên
mức báo động 2Hiện mực nước các sông ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi
đang lên, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm.
Trong đợt lũ này, mực nước các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế
có khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2.
(nguồn: Theo Dân trí)