Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Lý 05/02/2013 13:44:14

 

BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM LÝ

Hơi dài mong m.n đọc hết.like!!!

Đối với vật lí:

Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm.

Đề thi Đại học gồm có 50 câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy nhất

đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều chocác câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó,

dễ (với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm), thời gian làm bàithi Đại học là 90 phút. Các em hãyrèn luyện cho

mình những kĩ năng sau đây:

• Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các tài liệu

hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có qui chế thi.

• Làm bài theo lượt:

* Đọc trước toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm nhữngcâu dễ trước; Đánh dấu những câu mà Em

cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó.

* Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn...: Em có thể thu thập được

một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi.

* Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của đề bài

từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô có lấp đầy

diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi.

* Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng, đánh dấu (trong

đề) những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượtthứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở

một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều.

• Sử dụng chì và tẩy (gôm):

Thời gian tính trung bình cho việctrả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút (dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời gian hơn,

còn câu khó sẽ cần nhiều hơn). Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả lời, tay trái cầm tẩy để

có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi

chấm, máy sẽ báo lỗi

• Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí.

Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các

em có thể sử dụng phương pháploại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. Trong nhiều

trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại chỉ còn 01 phương án đúng! (chẳng

hạn, ở đề thi tốt nghiệp THPT 2009 vừa rồi, có câu hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân U, Cs, Fe và He?

Nếu nắm được những hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70 thì chọn ngay Fe, song nếu không nhớ,

chúng ta thấy Fe trong đời sống hằng ngày là khá bền vững, vậy taloại trừ các hạt nhân kia!)

• Trả lời tất cả các câu (“tô” may mắn!): Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm câu đó.

Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lờiđúng, các em

không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời (cái này nếu nói bình dân là “tô lụi” nhưng có

“cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”). Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêmđiểm số, nếu may

mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị trừ điểm (ngoại trừ trường hợp bị trừ điểm âm, mà ở Việt

Nam ta, chưa áp dụng!). Song, cácEm không nên lạm dụng cáchlàm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp.

Chúc may mắn.

 

(Sưu tầm)