Đó là một trong những điểm mới trong chế độ tuyển thẳng của ĐH Sư phạm TP.HCM trong mùa thi năm nay.
Năm ngoái, hai thí sinh khuyết tật Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Văn Hảo đã được tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa TP.HCM.
Ngày 15/3, ĐH Sư phạm TP.HCM đã ra thông báo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của trường. Theo đó, các đối tượng xét tuyển thẳng của Đh Sư phạm TP như sau:
Những thí sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2013, đạt giải: Nhất, Nhì, Ba các môn và thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế được tuyển thẳng vào các ngành tương ứng.
Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô đich châu Á, Cúp Châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á(SEAGEME), Cúp Đông Nam Á: được tuyển thẳng vào khoa Giáo dục Thể chất.
Thí sinh khuyết tật có học lực từ loại khá trở lên, sau khi Hội đồng tuyển sinh kiểm tra đánh giá khả năng học tập của các ngành
Ngoài ra, trường cũng ưu tiên xét tuyển:
Những thí sinh ở mục a, không muốn tuyển thẳng sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các ngành cùng khối thi, nếu dự thi vào trường, đạt từ điểm sàn trở lên không có môn nào bị điểm 0.
Thí sinh đạt huy chương vàng các giải hạng nhất quốc gia tổ chức thi một lần trong năm và thí sinh được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có quyết định công nhận cấp kiện tướng quốc gia đã dự thi đủ các môn văn hóa theo đề chung của Bộ GDĐT, không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào khoa Giáo dục Thể chất.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 30a/2008/QĐ-TTg ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối.
Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 và những em ở 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ (những thí sinh này phải được các Sở giáo dục và đào tạo gửi danh sách đề nghị và khi nhập học phải học bổ sung kiến thức một năm theo quy định của hiệu trưởng nhà trường).
Theo Xa lộ tin tức