Trường ĐH công lập dự kiến điểm chuẩn, xét tuyển NV2 06/08/2013 16:48:51
Thêm nhiều trường ĐH công lập công bố dự kiến điểm chuẩn và chỉ tiêu NV2. Thường với những trường này, điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức nếu không thấp hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT.
 
Thí sinh thi ĐH 2013.
 
Trường ĐH Xây dựng: TS.Lê Văn Thành – Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh - cho biết nhà trường đã cơ bản hoàn thành công tác xét tuyển kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2013. Điểm chuẩn dự kiến của trường là 17 điểm với khối A, 16 điểm khối A1. Khối V, ngành Kiến trúc lấy 26 điểm (trong đó, Toán hệ số 1,5; Lý hệ số 1, Vẽ mỹ thuật hệ số 1,5); ngành Quy hoạch Vùng và Đô thị: 17 điểm (các môn không tính hệ số).

Điểm chuẩn các ngành cụ thể như sau: Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (khối A): 20 điểm; Hệ thống kỹ thuật trong công trình (khối A): 20 điểm; Kinh tế xây dựng (khối A): 20 điểm; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (khối A): 19 điểm.

Được biết, năm 2013, Trường ĐH Xây dựng xét tuyển 760 nguyện vọng 2 ở khối A, A1 cho các thí sinh đã dự thi ở các trường khác có kết quả từ điểm chuẩn xét tuyển của trường trở lên.

Cụ thể, ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp xét 50 chỉ tiêu, điểm xét tuyển từ 22 điểm trở lên; Kinh tế xây dựng: 50 chỉ tiêu; điểm xét tuyển từ 22 điểm trở lên; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 50 chỉ tiêu; điểm xét tuyển 21 trở lên; Công nghệ thông tin: 50 chỉ tiêu khối A1 và 20 chỉ tiêu khối A, điểm xét tuyển từ 16 điểm trở lên.

Các ngành còn lại, điểm xét tuyển từ 17 điểm trở lên, gồm: Xây dựng cảng – đường thủy (CT: 60); Xây dựng thủy lợi – thủy điện (CT: 60); Tin học xây dựng (CT: 60); Cấp thoát nước (CT: 60); Công nghệ kỹ thuật môi trường (CT: 20); Kỹ thuật công trình biển (CT: 60); Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng (CT: 60); Máy xây dựng (CT: 60); Cơ giới hóa xây dựng (CT: 60); Kỹ thuật trắc địa – bản đồ (CT: 20); Kinh tế và quản lý bất động sản (CT: 20).

Trừ Công nghệ thông tin, các ngành còn lại đều xét tuyển khối A. Hồ sơ ĐKXT gồm giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc, 2 phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc; lệ phí xét tuyển 30.000 đồng. Trường nhận hồ sơ từ ngày 20/8 đến 10/9/2013; công bố trúng tuyển vào ngày 14/9, nhập học ngày 21/9.

Lưu ý, trường không nhận hồ sơ xét tuyển NV2 qua đường bưu điện và thí sinh đã nộp hồ sơ ĐKXT vào trường sẽ không được trả lại hồ sơ khi muốn chuyển nguyện vọng sang trường khác.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn các nhóm ngành tăng trung bình 3 điểm so với năm 2012. Cụ thể, khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Cơ khí - Cơ điện tử - Nhiệt lạnh: khối A 23 điểm, khối A1 22 điểm; Điện - TĐH - Điện tử - CNTT - Toán tin: khối A 24,5 điểm, khối A1 23,5 điểm; Hóa-Sinh - Thực phẩm - Môi trường: khối A 22,5 điểm; Vật liệu - Dệt may - Sư phạm kỹ thuật: khối A 21,5 điểm, khối A1 20,5 điểm; Vật lý kỹ thuật - Kỹ thuật hạt nhân: khối A 22 điểm, khối A1 21 điểm.

Khối ngành Kinh tế - Quản lý: Khối A 22 điểm, khối A1 21 điểm và khối D1 20 điểm.

Ngành Ngôn ngữ Anh (Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2): Tiếng Anh khoa học - kỹ thuật và công nghệ: 28,5 điểm; Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế, IPE: 28 điểm

Khối ngành Công nghệ kỹ thuật (hệ Cử nhân công nghệ): Công nghệ cơ khí - cơ điện tử - ôtô: khối A 20,5 điểm, khối A1 20 điểm; Công nghệ TĐH - Điện tử - CNTT: khối A 21 điểm, khối A1 20 điểm; Công nghệ Hóa học - Thực phẩm: khối A 21 điểm

Điểm chuẩn dự kiến trên đây áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung theo nhóm ngành đã đăng ký. Riêng đối với các thí sinh đã đăng ký nguyện vọng bổ sung học các chương trình đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (QT1-QT9), điểm chuẩn dự kiến là 18 cho cả 3 khối A, A1 và D1.

Ngay sau khi có điểm sàn của Bộ GD&ĐT, trường sẽ gửi kết quả chính thức tới các thí sinh và khẳng định điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức nếu không thấp hơn điểm sàn của Bộ.

Trường ĐH Kinh tế Luật: Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Nguyễn Tiến Dũng đã ký công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV1 dự kiến và thực hiện đăng ký nguyện vọng phân ngành. Điểm chuẩn dành cho học sinh phổ thông, khu vực 3. Điểm chênh lệch giữa các khu vực là 0,5 điểm; giữa các nhóm đối tượng ưu tiên là 1 điểm. Điểm chuẩn được xây dựng là điểm tổng 3 môn đã nhân hệ số 2 cho môn Toán.

Trường cho phép thi sinh dự thi vào trường có điểm tổng 3 môn chưa nhân hệ số lớn hơn hoặc bằng điểm sàn do Bộ GD&ĐT công bố và không trúng tuyển theo mức điểm chuẩn dự kiến được đăng ký nguyện vọng phân ngành Tài chính – Ngân hàng (khối A, A1, D1). Mức điểm nộp đơn xét tuyển là 24 (điểm tổng 3 môn đã nhân hệ số 2 cho môn Toán), chỉ tiêu 100.

Thí sinh nộp hồ sơ xin xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc theo đường bưu điện từ ngày 6/08/2013 đến hết ngày 13/08/2013.

Điểm chuẩn NV1 dự kiến của trường như sau:
 

STT

Ngành

Khối A, A1

Khối D1

1

Kinh tế học

24.0

24.0

2

Kinh tế đối ngoại

30.0

30.0

3

Kinh tế và quản lý Công

27.0

28.0

4

Tài chính - Ngân hàng

24.0

24.0

5

Kế toán

29.5

29.5

6

Hệ thống thông tin quản lý

24.0

24.0

7

Quản trị kinh doanh

26.5

26.5

8

Kinh doanh quốc tế

31.5

31.5

9

Kiểm toán

29.0

29.0

10

Luật Kinh doanh

28.5

28.0

11

Luật Thương mại quốc tế

28.5

28.0

12

Luật Dân sự

28.5

28.0

13

Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán

28.5

28.0

  

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM dự kiến điểm trúng tuyển các ngành dao động từ 14 đến 18 điểm. Với thí sinh trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Anh, phải có điểm thi môn tiếng Anh đạt từ 5 trở lên. Mức điểm từng ngành, khối thi cụ thể như sau:
 
  

Trường ĐH Tiền Giang thống nhất điểm chuẩn dự kiến ngành ĐH Giáo dục Tiểu học năm 2013 là 17.5 điểm đối với thí sinh dự thi khối A và 16.5 điểm đối với thí sinh dự thi khối C và khối D1.

Các ngành còn lại của trường, dự kiến điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT (có tính điểm ưu tiên cho các thí sinh có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên ở khu vực Tây Nam bộ).

Thí sinh dự thi vào ngành ĐH Giáo dục Tiểu học của Trường ĐH Tiền Giang có điểm thấp hơn điểm trúng tuyển có thể nộp đơn xét tuyển vào các ngành đào tạo ĐH hoặc CĐ khác của trường có cùng khối thi.

Trường ĐH Phan Thiết thông báo xét tuyển bổ sung 800 chỉ tiêu các ngành đào tạo bậc ĐH và 650 chỉ tiêu CĐ.  Điều kiện xét tuyển là những thí sinh đã dự thi ĐH, CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT năm 2013, đạt từ điểm sàn trở lên.

Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại ĐH Phan Thiết hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường nhận hồ sơ theo 4 đợt. Đợt 1: Từ ngày 20/8 đến 8/9; đợt 2 từ ngày 9/9 đến 28/9; đợt 3 từ ngày 29/9/2013 đến 18/10; đợt 4 từ ngày 19/10/2013 đến 30/10/2013.

Vì chỉ tiêu có hạn, nhà trường sẽ ưu tiên cho những thí sinh nộp hồ sơ để được xét tuyển trong những đợt đầu.

Trường ĐH Bạc Liêu thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung các ngành ĐH, CĐ các ngành: SP Toán (chỉ xét thí sinh có hộ khẩu tại Bạc Liêu), CNTT, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – ngân hàng, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Ngôn ngữ Anh... Điểm xét tuyển bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Riêng thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên thấp hơn 1 điểm so với điểm sàn. Hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường trước ngày 3/9/2013.
 
Theo: Giáo dục và thời đại