Lễ hội thần đầu voi rực rỡ ở Ấn Độ 03/10/2012 10:08:46

Trong khi một số nước châu Á ăn mừng trung thu vào dịp cuối tuần, người dân Ấn Độ kết thúc một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, lễ hội thờ thần mình người đầu voi Ganesh.

Ảnh: AP
Lễ hội Ganesh Chaturthi, thường kéo dài 10 ngày, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, tượng thần Ganesh được đặt lên xe, rước qua các thành phố trước khi được nhúng xuống một dòng sông, ao hồ, biển . Ảnh: AP
Ảnh: AFP
Trẻ em thì thầm những điều ước vào tai tượng thần Ganesh trước lễ nhúng nước tại bãi biển Juhu Chowpatty ở Mumbai. Thần Ganesh là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Ảnh: AFP
Ảnh: AP
Phụ nữ và trẻ em Ấn Độ tay cầm nến, tham gia một nghi thức của lễ hội ở Ahmadabad. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Một phụ nữ thực hiện nghi lễ trước khi nhúng tượng thần Ganesh xuống sông Hằng ở Allahabad. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Một cậu bé tô mặt xanh giống thần Shiva đứng cạnh tượng thần Ganesh. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Trẻ em giơ cao tượng thần Ganesh ở Mumbai. Thần là biểu tượng của trí tuệ, may mắn, tài lộc. Ảnh:AP
Ảnh:
Một người dân dùng vạt áo sari truyền thống để lau tượng nữ thần Parvati, mẹ của thần Ganesh. Ảnh: AFP
Ảnh: AP
Các tình nguyện viên chở tượng thần Ganesh ra biển Arab ngoài khơi Mumbai để làm lễ nhúng tượng. Nghi lễ như một cách tiễn biệt thần Ganesh, giúp mang đi những điều xui xẻo của người mộ đạo. Ảnh: AP
Ảnh: AFP
Sóng vỗ vào người dân khi họ đưa tượng ra biển Juhu Chowpatty ở Mumbai. Ảnh: AFP
Ảnh: PTI

Người dân nhấn chìm tượng thần Ganesh trên sông Sabarmati trong lễ hội tổ chức tại Ahmadabad. Lễ nhúng tượng cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông, hồ.

Trước đây tượng được làm từ đất sét, khi thả vào nước sẽ tự tan. Nhưng ngày nay, người dân bắt đầu sử dụng thạch cao làm vật liệu thay thế do giá thành rẻ hơn và tô vẽ tượng bằng các loại màu có chứa kim loại nặng. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước và thủy sinh vật. Các nhà chức trách đang kêu gọi người dân làm lễ nhúng tượng trong một trong thùng nước tại nhà, hoặc sử dụng các loại tượng bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Ảnh: PTI

Ảnh: TheHindu

Dù lễ hội đã kết thúc hôm 29/9, đến chiều hôm qua, người dân vẫn tiếp tục rước tượng đi làm lễ nhúng nước. Ảnh: TheHindu

(nguồn: VnExpress