Sinh vật biển đáng sợ mới được phát hiện được biết đến là loài cá
mập từ thời tiền sử.
Một con cá mập thời tiền sử với hình thù đáng sợ đã bị một nhóm
ngư dân người Australia bắt được vào đầu năm nay. Theo miêu tả của những người
đã tận mắt chứng kiến thì con quái vật này dài tới 2 mét, thân màu nâu, đặc
biệt nó sở hữu bộ hàm với hơn 300 chiếc nhọn hoắt đâm tua tủa ra ngoài.
Sinh vật kỳ lạ trên được đưa lên bờ trước sự kinh ngạc của hàng
ngàn người dân tại hồ Entrance, bang Victoria.
Con cá trông khá đáng sợ
với hơn 300 chiếc răng sắc nhọn.
Con cá mập này được coi là “hóa thạch sống” đối với những nhà cổ
sinh vật học. Nguồn gốc của nó được cho là đã xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 80
triệu năm trước, và chỉ còn duy nhất một trong hai nhánh của loài này vẫn còn
tồn tại đến tận bây giờ. Đây cũng là trường hợp đầu tiên ghi nhận một cá thể cổ
đại như vậy được quan sát khi còn sống.
Đây có thể coi là loài
vật dưới nước cổ nhất trên Trái Đất.
Theo Simon Boag đến từ tổ chức South East Trawl Fishing
Association (SETFA) cho biết nhóm ngư dân đã không hề biết được thứ họ đánh bắt
được là gì. Cũng theo một nhân chứng phát biểu trên ABC News: “Nó có tới hơn
300 chiếc răng được xếp thành 25 hàng quanh vòm miệng. Vì vậy khó có thứ gì có
thể thoát được khỏi bộ hàm đáng sợ này. Bạn sẽ không muốn những đứa trẻ nhà
mình nhìn thấy nó trước khi đi ngủ”.
Con cá mập thời tiền sử
này có độ dài trên 2 mét.
Con cá mập thời tiền sử này bị bắt ở độ sâu 700 mét, đây được coi
là điều bất thường vì những loài cá hiếm gặp trên thường chỉ được phát hiện ở
độ sâu ít nhất là 1500 mét. Hiện tại con quái vật biển này đã được bán
lại cho một viện nghiên cứu hải dương học tại Úc.
Theo Thanh Tuấn (Mirror / Dân Việt)