Cùng chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu 16/11/2012 10:18:26
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng phát thải khí nhà kính cho đến nay đã gây ra một thực tế không thể thay đổi, đó là sự nóng dần lên của Trái đất, điều này sẽ khiến cho mực nước biển ngày càng dâng cao trong nhiều năm tới.
 
Các kết luận này được nêu ra trong nghiên cứu được đăng tải ngày 02/10/2012 trên tạp chí Environmental Research Letters của nhà xuất bản IOP, với mục đích là tìm cách thiết lập một mô hình mô tả những biến đổi của mực nước biển theo thang thời gian trong vòng một nghìn năm, trong đó các nhà khoa học có tính đến cả sự đóng băng đất liền của Trái đất và sự nóng lên của các đại dương.
 
Nghiên cứu cho thấy chúng ta đã ước tính mực nước biển sẽ gia tăng 1,1 m vào năm 3000, đó là hệ quả của phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tính đến thời điểm này. Thiệt hại không thể phục hồi này có thể còn tồi tệ hơn nữa, tùy thuộc vào các cách thức chúng ta thực hiện nhằm giảm thiểu lượng khí thải.
 
Nếu chúng ta thực hiện theo đúng kịch bản A2 về phát thải được Hội đồng liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thông qua, dự kiến mực nước biển sẽ dâng 6,8 m ​​trong một nghìn năm tới đây. Hai kịch bản khác của IPCC được các nhà nghiên cứu phân tích là kịch bản B1 và ​​kịch bản A1B, chỉ rõ mực nước biển tăng tương ứng là 2,1 m và 4,1 m.
 
Đồng tác giả của nghiên cứu - Giáo sư Philippe Huybrechts cho biết: "Những tảng băng là những thành phần rất chậm trong hệ thống khí hậu, chúng thể hiện đặc điểm rất rõ trên tỉ lệ thời gian hàng nghìn năm".
 
"Cùng với thời gian tồn tại lâu dài của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển, tính trì trệ này thực sự là chất độc tồn tại trong hệ thống khí hậu: bất cứ việc gì chúng ta làm bây giờ nhằm thay đổi điều cần có trong hệ thống khí hậu nhất thiết sẽ gây ra những hậu quả lâu dài đối với các dải băng và mực nước biển".
 
Trong tất cả các kịch bản mà các nhà nghiên cứu phân tích, dải băng Greenland chịu trách nhiệm cho hơn một nửa cho sự gia tăng mực nước biển, sự giãn nở nhiệt của các đại dương là yếu tố thứ hai, và ảnh hưởng của các dòng sông băng và băng chỉ là rất nhỏ.
 
Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên đã đưa ảnh hưởng của các dòng sông băng, đỉnh băng, các tảng băng Greenland và Nam cực và sự giãn nở nhiệt của các đại dương vào việc dự đoán sự gia tăng mực nước biển. Họ đã tiến hành nghiên cứu thông qua việc sử dụng một hệ thống mô hình hóa khí hậu gọi là LOVECLIM, trong đó bao gồm các thành phần của một số các hệ thống phụ khác nhau.
 
Những tảng băng thuộc địa cực thường không được xem xét đưa vào những dự đoán do những hạn chế trong tính toán, trong khi đó các nhà nghiên cứu thường hay gặp khó khăn ttrong việc giải thích thực tế có 200.000 dòng sông băng khác nhau được phát hiện trên khắp thế giới trong nhiều điều kiện phân bố khí hậu cũng rất khác nhau.
 
Giáo sư Huybrechts bổ sung: "Cuối cùng các tảng băng thuộc địa cực hiện nay tương đương với khoảng 65 mét mực nước biển và nếu như việc khí hậu nóng lên trở nên nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian dài thì điều tất yếu sẽ xảy ra, đó là băng cũng sẽ tan chảy”.
 
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Vrije Universiteit Brussel, Manchester Metropolitan và Đại học Catholique de Louvain cho biết: "Loài người nên ý thức hạn chế nồng độ khí nhà kính ở mức thấp nhất có thể càng sớm càng tốt. Lựa chọn mang tính thực tế duy nhất là giảm đáng kể lượng khí thải phát ra. Sự nóng lên của trái đất càng được hạn chế thì hậu quả cuối cùng của nó càng ít nghiêm trọng".