Cô gái trẻ không tay dạy cách mặc quần áo
Tisha,
một cô gái trẻ người Mỹ khi sinh ra đã không có hai tay nhưng cô vẫn tự
làm mọi việc cá nhân. Mới đây cô đã đăng một video lên mạng để cho mọi
người thấy cách cô có thể tự mặc quần áo vào mỗi sáng.
Cô giáo Tisha dạy cách mặc quần áo đối với người khuyết tật
25 tuổi, Tisha sinh ra trong một gia đình có năm người con ở St Louis, Missouri (Mỹ). Người phụ nữ trẻ này đã tâm sự: "Nơi cô đang sống không có cơ hội cho một người tàn tật".
Vì
vậy, cô phải tự đối phó với cuộc sống của mình bằng cách điều khiển
được các vật dụng trong tầm tay. Và ngay cả khi không có cánh tay của
mình, Tisha vẫn làm mọi việc tuyệt vời.
Cô chia sẻ, đoạn video trên là cách cô hướng dẫn, giúp đỡ những người không may khuyết tật giống như mình.
Đoạn
phim này cũng là một minh chứng về sự can đảm và là bài học cuộc sống
dù cho những hành động hàng ngày đó người bình thường chỉ cần thực hiện
trong một vài giây. "Bạn phải kiên nhẫn, bởi vì mất ít nhất 10 lần bạn mới có thể tạm gọi là thành thạo được” - Tisha nói trong đoạn video.
Thầy giáo không chân dạy học
Thầy
giáo trẻ Doug Forbis sinh năm 1986 ở Spartanburg, bang South Caroline,
Mỹ. Từ khi mới sinh ra, Forbis bị chứng bệnh hiếm gặp gọi là Sacral
agenesis - loại bệnh ngăn chặn xương cột sống phát triển bình thường.
Forbis phải làm phẫu thuật cắt bỏ chân khi mới lên 2 tuổi.
Thầy giáo trẻ Doug Forbis
Ngay
từ nhỏ, Forbis đã nhận thức được khuyết tật của mình nhưng vẫn vươn lên
sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Anh đi học, chăm chỉ luyện
tập thể thao và nuôi ước mơ trở thành một thầy giáo giảng dạy cho những
trẻ em có hoàn cảnh giống mình.
Tới nay, khi
tốt nghiệp đại học, Forbis đã làm việc với trẻ em tại các trại trẻ, các
trường dành cho học sinh khuyết tật. Anh tham gia giảng dạy tại trường
Tiểu học McCarthy Teszler, Trung học Dawkins (Mỹ)…
Những
học sinh của anh ở độ tuổi từ 3 tuổi đến 21 tuổi bị bệnh tự kỷ, hội
chứng down, nứt đốt sống và các khuyết tật khác nhau… Forbis hướng dẫn
học sinh chơi thể thao, những bài học về tâm lý và truyền cảm hứng cho
học sinh của mình qua những câu chuyện về sự thành công của những người
khuyết tật.
Dù không có chân, Forbis vẫn có thể chơi thể thao
Forbis tâm sự: “Một
điều rất hiếm là trẻ em khuyết tật được dạy bởi một giáo viên khuyết
tật. Nhưng tôi nghĩ điều này lại rất có ý nghĩa. Các học sinh khuyết tật
sẽ nhìn vào tấm gương của giáo viên và nói - Nhìn này, thầy Forbis là
một giáo viên. Tớ cũng có thể làm được như thầy. Thầy tự mình sinh sống,
lái xe, đi ra phố, tớ cũng có thể làm được điều đó…”
Là
người khuyết tật nhưng Forbis không hề mặc cảm và tự ti. Anh luôn hòa
đồng với mọi người trong trường và đặc biệt yêu quý học sinh. Từ năm
2008, thầy giáo trẻ này còn có bạn gái và họ luôn đi công viên cùng với
nhau mỗi dịp cuối tuần.
Cô giáo dạy Toán... không tay
Cô
Mary Gannon chào đời không có đôi tay, nhưng bằng nghị lực và sự quyết
tâm của mình cô đã trở thành giáo viên dạy Toán. Không có đôi tay, cô
khéo léo dùng ngón chân viết các phép toán lên bảng, phát tài liệu cho
học sinh hay đánh máy thuần thục trong giờ đứng lớp.
Cô giáo Mary Gannon
Cô
giáo Mary lớn lên tại một trại trẻ mồ côi ở Mexico. Lên 7 tuổi, cô được
một gia đình Mỹ ở bang Ohio nhận nuôi. Năm 2011, Mary trở thành giáo
viên dạy môn Toán tại trường Trung học Harding (Lakewood, bang Ohio).
Song song với thời gian dạy tại trường, cô còn dạy phụ đạo cho các khối
lớp 6, 7, 8.
Cô Mary trong một tiết dạy
Cô
giáo trẻ hi vọng nghị lực của mình sẽ dạy cho các em học sinh một bài
học giá trị về cuộc đời. Mary không thích ai gọi mình là người khuyết
tật hay những từ tương tự vì với cô “đó là một sự thiên vị tiêu cực”.
Nhưng cô cũng nói: “Nếu câu chuyện khuyết tật của tôi có thể giúp truyền
cảm hứng cho bạn thì tôi rất mừng”.
Thầy giáo mù dạy người khiếm thị
Có
một lớp học mái ấm dành cho học sinh khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ,
TP.Tam Kỳ, Quảng Nam được xây dựng từ năm 2009 do một thầy giáo khiếm
thị phụ trách.
Thầy giáo Đặng Ngọc Duy bị mù cả
hai mắt do một căn bệnh từ năm lớp 7. Sau khi bị mù, Đặng Ngọc Duy tự
học chữ nổi Braille với phương châm sống: "Tàn tật tất nhiên là bất tiện, nhưng tuyệt nhiên không là bất hạnh".
Sau
đó, Duy theo học tại trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng). Năm
2005, Đặng Ngọc Duy trúng tuyển vào khoa Văn trường Đại học Quảng Nam và
đến năm 2008 thì tốt nghiệp đại học.
Thầy Đặng Ngọc Duy đang lên lớp
Sau
đó, thầy Duy trở về quê hương xây dựng đề án lớp học mái ấm dành cho
người khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ đặt tên trường là “Mái ấm Hướng Dương”
chào đón những em học sinh khiếm thị, khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh
gia đình đặc biệt khó khăn… tới học tập.
Mái
ấm Hướng Dương của thầy Duy hoạt động cho tới hôm nay, trở thành nơi học
tập, sinh hoạt và là mảnh đất chắp cánh ước mơ cho những học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt.
(Theo Kenh14)