Cưới xin là việc trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người. Song, ở một số quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại những tập tục khá “oái oăm” và phức tạp.
Đeo nhẫn cưới vào ngón chân
Ở một số nước theo đạo Hindu, cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi lễ Bichiya nghĩa là đeo nhẫn cưới trên ngón chân. Chiếc nhẫn thường bằng bạc và được đeo trên ngón chân trỏ ở bàn chân trái. Chiếc nhẫn đóng vai trò như những nhẫn cưới ở phương Tây, dù vậy chú rể lại không cần phải đeo chúng.
Có lẽ rằng tập tục này không chỉ kì lạ mà còn rất thú vị.
Trao thân cho 20 người đàn ông trước khi cưới ở Tibet
Người Tibet quan niệm, việc lấy gái còn trinh làm vợ là điều không tốt. Nếu bị phát hiện thì cặp vợ chồng đó sẽbị đuổi khỏi làng. Người Tibet cho rằng, người phụ nữ được ngưỡng mộ khi cô gái đó vẫn được nhiềuđàn ông để mắt, và bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong ‘chuyện ấy’trước khi làm đám cưới. Điều này đòi hỏi cô gái phải quan hệ với 20 người đànông để lấy kinh nghiệm trước khi về nhà chồng. Phong tục này thật quá khó bởitrong điều kiện ít người như vùng Tibet, thì việc trao thân cho 20 người đàn ôngkhông phải là dễ dàng.
Tập tục cấm tắm ở Malaysia
Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon, Malaysia, sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước.
Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu – chú rể. Sau đó, nếu hai vợ chồng này vẫn khỏe mạnh bình thường thì chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Người dân Tidon tin rằng phong tục này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân kéo dài, hạnh phúc và viên mãn.
Cô dâu chú rể thi nhau ném đĩa
Người Hy Lạp cho rằng những âm thanh chói gắt của bát đĩa vỡ tượng trưng cho những cãi vã bất đồng không thể tránh khỏi của cặp vợ chồng trong tương lai. Bằng việc “tập” ném bát đĩa trước khi chính thức bước vào đời sống vợ chồng, mọi người hy vọng đã chuẩn bị được cho đôi bạn trẻ sức mạnh tinh thần để đối phó với những khó khăn, trắc trở phía trước.
Làm ồn đêm tân hôn
Được gọi là Charivari, đây là tập tục của người Pháp diễn ra vào buổi tối tân hôn của cô dâu chú rể. Mọi người sẽ đến trước cửa sổ và gõ vào xoong chảo, hoặc gây ra tiếng ồn huyên náo. Tập tục này được ghi vào sử sách từ thời Trung Cổ. Đây được coi là một cách chúc mừng cô dâu chú rể.
Phong tục xé váy cô dâu tại Ý
Theo phong tục xưa, khách mời sẽ cố gắng xé rách quần áo của cô dâu để nhận được thật nhiều may mắn. Tuy nhiên, tục này đã được điều chỉnh lịch sự hơn đó là xé rách mạng che mặt của cô dâu thay vì xé quần áo.
Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu, sau đó đếm số mảnh vụn, mỗi mảnh tượng trưng cho một lời chúc hạnh phúc.
“Nhuộm màu” cho cô dâu chú rể
Ở Scotland, tục lệ này được tiến hành trước khi lễ cưới diễn ra. Cô dâu chú rể sẽ được những người bạn thân thiết nhất “nhuộm màu” từ đầu tới chân với những thứ như trứng, nước sốt, lông gà vịt, bồ hóng… Sau đó, cô dâu tương lai bị bôi bẩn sẽ phải đi diễu qua nhiều khu phố để mọi người nhìn thấy.
Nghi thức này được cho là giúp đuổi đi vận rủi đeo bám đôi vợ chồng sắp cưới.
Cưới động vật để trừ ma quỷ
Một bộ phận người Ấn Độ tin rằng nếu bé gái mọc răng ở lợi trên là dấu hiệu sẽ bị hổ hoặc loài động vật nào đó ăn thịt trong tương lai gần. Bởi thế, cô bé sẽ phải kết hôn với động vật. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là nghi thức xua đuổi tà ma, không có nghĩa cô dâu phải sống chung với chú rể thú.
Đánh vào bàn chân chú rể
Chú rể nào cũng mong cho chóng kết thúc hôn lễ. Nhưng ở Hàn Quốc, chú rể phải chịu bị tra tấn trước khi được thả về với vợ. Sau khi hôn lễ kết thúc, bạn bè sẽ tháo tất chú rể, buộc dây thừng quay gót chân và bắt đầu đánh vào gan bàn chân bằng một con cá vàng khô (cá corvina). Hành động này tượng trưng cho việc giúp chú rể thật khỏe mạnh cho đêm tân hôn.
Minh Anh (Dân trí)