Đây là cây cầu được làm bằng sắt với 1 đường gỗ nhỏ dọc thân cầu để
nối giữa 2 ngôi làng Suro và làng Plempungan. Ban đầu, cây cầu này được
sử dụng như đường ống dẫn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt người dân
trong vùng. Hơn nữa, cây cầu cũng không hề được sử dụng cho mục đích đi
bộ.
Cây cầu cao hàng trăm mét so với mặt đất.
Thế
nhưng, dần dần, người dân bất chấp sử dụng con đường lơ lửng cao hàng
trăm mét so với mặt đất như 1 lối đi tắt để không phải vòng vèo theo
những con đường khác xa xôi. Người lớn thì sử dụng cây cầu để vận
chuyển, trao đổi thức ăn, vật dụng cần thiết cho 2 ngôi làng. Còn trẻ em
thì "điệu nghệ" đi xe đạp trên 1 tấm ván nhỏ, dài dọc thân cầu.
1 bé gái lững chững vượt qua cây cầu đầy nguy hiểm.Em học sinh đi cả xe đạp qua cây cầu này.
Dù nguy hiểm nhưng người dân, đặc biệt là học sinh nơi đây vẫn "liều mình" băng qua cây cầu.
Dù rất nguy hiểm nhưng có vẻ mọi người dân nơi đây vẫn ưa chuộng con đường này hơn là phải đi bộ 1 đoạn đường dài hơn 4km khác.
Đầu
năm nay, 1 cảnh tượng tương tự cũng đã nhiếp ảnh gia ghi lại, cho thấy
sự khó khăn nguy hiểm trên con đường "tìm chữ" của các em học sinh nơi
đây. 1 nhóm các em học sinh tại Lebak, Indonesia hàng ngày vất vả, cực
nhọc "đu dây" tới trường bởi cây cầu nối 2 bờ sông đã bị hỏng sập do cơn bão tấn công.
Theo Kenh14