CẬP NHẬT: Đề thi và gợi ý đáp án môn Địa lý khối C kỳ thi ĐH 2014 09/07/2014 10:59:36
 

 

Gợi ý đáp án môn Địa do các thủ khoa của GSTT Group thực hiện:

Câu I: 1. - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. nước ta tự do khai thác kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, máy bay, tàu thuyền hoạt động theo công ước quốc tế.

- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho tới bờ ngoài của rìa lục địa đến độ sâu khoảng 200m. nước ta có chủ quyền toàn bộ.

- Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đối với an ninh quốc phòng:

+ Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản + Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, GTVT biển, du lịch…

+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.

+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền huyện đảo nào của nước ta.

2. - Tình trạng thiếu việc làm còn gay gắt:

+ Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.

+ Nền kinh tế chậm phát triển nên khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế. + Đặc điểm mùa vụ của ngành nông nghiệp, sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế.

+ Cơ cấu dân số trẻ.

+ Nguồn vốn tạo việc làm từ ngân sách nhà nước còn hạn chế.

+ Cơ cấu đào tạo lao động bất hợp lý: tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.

- Hướng giải quyết:

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

+ Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

+ Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.

+ Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu II: - Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực:

+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. Sản lượng điện tăng rất nhanh, từ 5,2 tỉ kwh năm 1985 lên gần 52,1 tỉ kwh năm 2005. Về cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, trong giai đoạn 1991 - 1996 thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%. Đến năm 2005, ưu thế lại nghiêng về sản xuất điện từ than và khí với khoảng 70% sản lượng, trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về điêzen - tua bin khí (45,6%). Về mạng lưới tải điện, đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 kV từ Hoà Bình đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) dài 1488km.

+ Tiềm năng về thuỷ điện của nước ta rất lớn. Về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kwh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). Hàng loạt nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang hoạt động như Hoà Bình (trên sông Đà, 1920 MW), Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720 MW), Sơn La (trên sông Đà, 2400 MW), Trị An (trên sông Đồng Nai, 400 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW), Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW), Tuyên Quang (trên sông Gâm, 342 MW)…

+ Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội. Từ sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau. Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta ở miền Bắc có Phả Lại 1 và 2 (chạy bằng than, công suất tương ứng là 440 MW và 600 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (than, 150 MW và 300 MW), Na Dương (than, 110 MW), Ninh Bình (than, 100 MW). Ở miền Nam có Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (khí, 4164 MW), Bà Rịa (khí, 41 1 MW) thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, Hiệp Phước (dầu, 375 MW), Thủ Đức (dầu, 165 MW) thuộc TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau 1 và 2 (khí, 1500 MW)…

- 4 nhà máy thủy điện:

 + Sơn la trên sông Đà, công suất 2400MW

+ Hòa Bình trên sông Đà,công suất 1920MW

+ Yaly trên sông Xê Xan, công suất 720MW

+ Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400MW

Câu III: 1. Việc phát triển nghề cá và du lịch biển của Duyên hải Nam Trung Bộ a. Khái quát một vài nét cơ bản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (ý này khuyến khích đối với một số học sinh khá giỏi) b. Nghề cá - Vùng biển nhiều hải sản, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn tập trung ở cực Nam Trung Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa.

- Vùng có nhiều vũng vịnh đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản - Sản lượng đánh bắt khá lớn. Nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, nổi tiếng là nước mắm (Nha Trang, Phan Thiết)

 - Khai thác hợp lý, bảo vệ thiên nhiên môi trường biển đang là vấn đề có ý nghĩa cấp bách. c. Du lịch biển

- Địa hình ven biển với các bãi biển đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận...  là nơi có tiềm năng du lịch biển hàng đầu của nước ta.

 - Đã hình thành và phát triển nhiều trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang… Có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch kết hợp: du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao...

2. Nguyên nhân đánh bắt xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này là vì đánh bắt xa bờ đem lại những hiệu quả như sau:

 - Về kinh tế :

+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với công cụ thô sơ có thể làm cạn kiệt nhanh nguồn hải sản.

+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.

 - Về an ninh quốc phòng: Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta.

Câu IV: 1. Vẽ biểu đồ

a. Xử lí số liệu Coi tốc độ tăng trưởng năm 2000 là 100%, ta có tốc độ tăng trưởng của các năm còn lại được thống kê trong bảng sau: Năm 2000 2005 2008 2010 Lâm nghiệp 100 107,0 114,6 125,2 Chăn nuôi 100 140,9 169,5 199,2 Thủy sản 100 177,9 229,7 261,8  Bảng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010 (đơn vị: %)

b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010 là biểu đồ đường (học sinh tự vẽ).

Yêu cầu:

- Vẽ đúng dạng biểu đồ (lấy mốc năm 2000 là 100%)

 - Vẽ đúng khoảng cách các năm, giá trị số liệu, có chú thích số liệu cụ thể. - Chú thích rõ ràng - Cân đối, sạch đẹp, không tẩy xóa.

2. Nhận xét và giải thích

 - Nhận xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành: Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là ngành thủy sản và thấp nhất là ngành lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt mức độ trung bình (học sinh tự so sánh và đối chiếu sự tăng trưởng giữa các ngành).

- Giải thích:

+ Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là do chính sách đẩy mạnh phát triển của Nhà nước với hàng loạt chiến lược: đẩy mạnh đánh bắt xa bờ,…

+ Lâm nghiệp và chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng thấp hơn là do còn gặp khó khăn chưa khắc phục được như khó khăn về vốn đầu tư và chính sách của Nhà nước…

Nguồn Zing News