Cô gái Pakistan được đề nghị giải Nobel Hòa bình 09/11/2012 11:59:07

Ngồi bên giường bệnh, đọc sách, viết thư cảm ơn mọi người đã ủng hộ, Malala Yousafzai được coi là biểu tượng của lòng dũng cảm khi vượt qua thách thức cực đoan của Taliban ngăn cản phụ nữ đi học. 

Cô gái 15 tuổi Malala Yousafzai đã bị bắn vào đầu bởi một tay súng Taliban ở Pakistan, sau khi cô bất chấp lực lượng Hồi giáo cực đoan bằng cách viết về tầm quan trọng của giáo dục đối với nữ giới.

Malala Yousafzai đã bay đến Anh để điều trị chuyên gia tại Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham sau khi thoát khỏi cái chết trong gang tấc vì một viên đạn găm vào não ngày 9.10.


Malala Yousafzai, người đã bị bắn vào đầu bởi một tay súng Taliban ở Pakistan, cảm ơn người dân trên khắp thế giới đã ủng hộ cô.


Hàng chữ ký thỉnh nguyện thư yêu cầu giải Nobel Hòa bình cho cô gái đấu tranh để các bé gái được đi học.


Malala đã bay đến Anh để điều trị chuyên gia tại Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham sau khi thoát chết trong gang tấc.

Phát biểu thay mặt cho Malala sau một tháng bị bắn, cha của cô, ông Ziauddin Yousafzai cho biết cô muốn cảm ơn những chia sẻ của mọi người. Điều này giúp cho cô "tồn tại và mạnh mẽ": "Chúng tôi cảm thấy trái tim ấm áp trước lời chúc tốt đẹp của người dân trên toàn thế giới, không phân biệt màu da, đẳng cấp và tín ngưỡng.”


Malala Yousafzai với cha, ông Ziauddin Yousafzai


Cô đang dần hồi phục sau khi được đưa đến Anh ngày 19.10

Cô gái bị bắn khi đang ở trường học tại vùng ngoại ô của thành phố Mingora. Một người đàn ông với khẩu súng đã dừng xe và hỏi thăm Malala - người vào năm 2009 đã viết một blog ẩn danh về cuộc sống dưới Taliban, không cho các cô gái được đi học. Kẻ khủng bố đã bắn súng vào hai cô gái những không gây thiệt hại về tính mạng. Sau đó hắn nhằm vào Malala.

Vụ nổ súng đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế. Song Taliban đã tuyên bố nói rằng nếu Malala còn sống họ sẽ tấn công cô một lần nữa.


Quân đội, bác sĩ đưa Malala Yousafzai đến bệnh viện


Rất nhiều hoạt động nhân quyền được dấy lên sau khi Malala bị bắn

Ngày 9.11, một tháng sau ngày Malala bị bắn được gọi là Ngày Malala. Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown trong vai trò của mình là Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc cho Giáo dục toàn cầu sẽ tới Pakistan để trình một lá thư có chứa hơn một triệu chữ ký cho Tổng thống Asif Ali Zardari, thúc giục ông hành động để có thể đưa giáo dục cho tất cả trẻ em Pakistan, không phân biệt giới tính.

Tại Vương quốc Anh, Shahida Choudhary một nhà hoạt động tình nguyện đang vận động Thủ tướng Chính phủ và các chính trị gia nổi bật viết thư cho Ủy ban Nobel đề nghị giải Nobel Hòa bình cho Malala.

Bà Choudhary cho biết: "Malala không chỉ đại diện cho một trong những người phụ nữ trẻ, cô ấy nói ra cho tất cả những người bị từ chối một nền giáo dục hoàn toàn trên cơ sở giới tính của họ. Tôi bắt đầu bản kiến nghị này giải Nobel Hòa bình cho Malala với một thông điệp rõ ràng rằng thế giới đang theo dõi và sẽ hỗ trợ những người đứng lên vì quyền của các cô gái được tiếp cận giáo dục”.

(Xzone/TTTĐ)