Nói về việc luyện lại nét chữ, thầy Hà Văn Tiếp cho rằng người nào
cũng có thể luyện được, không phân biệt người lớn, trẻ con. Điều quan
trọng là nhẫn nại, chịu khó chứ không phải năng khiếu.
Nét chữ của thầy giáo Hà Văn Tiếp.
Trước
đây, thầy Tiếp viết chữ không đẹp. Là người kèm cặp những nét chữ đầu
tiên cho học sinh mà lại viết không chuẩn nên thầy quyết tâm học lại từ
đầu. Ban đầu, thầy Tiếp cũng không ngờ có nhiều quy tắc đến như vậy; từ
giấy, bút, tư thế ngồi, cách cầm viết, cho đến những quy tắc đối với
từng kiểu chữ khác nhau...
Đầu tiên là cách
viết và chọn giấy phải phù hợp. Viết phải khá nặng tay, không ngắn hoặc
dài quá, mực ra đều và có thể “viết” được nét thanh, nét đậm rõ ràng.
Thời
gian đầu, để có ngòi viết ưng ý, thầy tự đi hỏi khắp các nhà sách lớn
nhỏ tại thị trấn Châu Thành và thị xã Bến Tre để kiếm mua cây viết ưng ý
nhưng không có. Vì vậy, thầy quyết định tự mài ngòi bút và phải đến cây
thứ 7 thầy mới có được một chiếc bút ưng ý. “Sau này có nhiều loại
bút tốt trên thị trường nên mình không phải mài nữa nhưng nhìn chung vẫn
không tốt bằng loại mình tự mài ngòi” - thầy Tiếp cho biết.
Thầy giáo Hà Văn Tiếp.
Về
phần giấy, nhất định phải có ô ly, cả chiều dọc lẫn chiều ngang, không
trơn hoặc “nhám” quá. Người viết phải để hai chân tự nhiên, thoải mái,
vở hơi chếnh lên phía bên phải, tay trái cố định vở, tay phải khép để có
điểm tựa, tránh run tay khi viết. Cầm bút tại vị trí cách ngòi khoảng 3
cm, bằng ba ngón cái, trỏ, giữa và để viết hơi đứng cho linh hoạt.
Khoảng cách từ mắt tới vở khoảng 30 cm.
Nếu
thực hiện tốt những bước này thì chỉ khoảng một tháng là nét chữ dần cải
thiện, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Dĩ nhiên, còn nhiều quy tắc đối với
từng chữ cái mà người học viết tới đâu sẽ được truyền đạt tới đó. Quan
trọng là phải đảm bảo tỉ lệ thì mới có được chữ đẹp. Khi rèn chữ cho các
em, lỗi hay sai sót nào nhỏ nhất cũng phải sửa ngay, nếu không sẽ tạo
thói quen, sau này rất khó sửa.
Theo thầy Tiếp,
nhiều học sinh của thầy đã thay đổi hẳn tính nết sau khi luyện chữ.
Viết được chữ đẹp cũng giúp các em ham học hơn. Không chỉ dừng lại ở đó,
các em còn cẩn thận, chỉnh chu khi làm toán cũng như các môn học khác.
Trong
số các học trò của thầy Tiếp, có em Nguyễn Quốc Hưng (học sinh lớp 3
Trường Tiểu học thị trấn Châu Thành) vừa đạt giải ba toàn quốc cuộc thi
“Nét chữ nết người” do Bộ GD-ĐT tổ chức tháng 42012; em Trịnh Nguyễn
Hoài Trâm đạt giải nhất hội thi “Văn hay chữ đẹp” tỉnh Bến Tre năm học
vừa qua. Bản thân thầy Tiếp cũng đạt giải nhất cuộc thi viết /chữ đẹp do
trung tâm luyện chữ Ánh Dương tổ chức vào năm 2009.
(Theo Người lao động)