Tài "làm
phép" của thần y này đã giúp virus Ebola lây nhiễm cho 848 người, khiến
365 người tử vong.
Trong khi đại dịch Ebola đang lan tràn ở các quốc gia Tây Phi,
cướp đi sinh mạng của hơn 1220 người trên đường càn quét của nó mà không ai có
thể ngăn chặn được, một báo cáo mới đây của chính phủ Sierra Leone cho thấy sự
hoành hành của đại dịch ở quốc gia này lại bắt nguồn từ một thầy lang của bộ
tộc.
Tự xưng là thần y có năng lực đặc biệt có thể chữa được Ebola,
bà lang vườn ở làng Sokoma giáp biên giới với Guinea đã ra tay “chữa trị” cho
hàng trăm người từ khắp nơi đổ về đây, kể cả người dân ở bên kia biên giới.
Một thầy lang chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân ở
châu Phi
Hàng trăm con người chen chúc tại nơi chữa bệnh của bà lang này
chính là điều kiện lý tưởng để virus Ebola lây lan, bởi loại virus này có thể
lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch thể và mồ hôi của bệnh nhân.
Trong khi “làm phép” để chữa cho những bệnh nhân này, chính
“thần y” cũng bị lây nhiễm Ebola và qua đời. Khi tang lễ của bà lang này được
tổ chức, virus Ebola trên người bà ta cũng đã kịp thâm nhập vào hàng chục phụ
nữ ở trong làng đến dự đám ma.
Theo hãng tin AFP, kể từ khi “thần y” này bắt đầu ra tay chữa
trị cho mọi người, tổng cộng 848 bệnh nhân đã bị lây nhiễm virus Ebola, trong
đó có 365 người đã thiệt mạng ở Sierra Leone. Virus này bùng phát thành đại
dịch vào ngày 17/6, khi nó lan đến Kenema, thành phố lớn thứ 3 của Sierra Leone
với hơn 190.000 dân.
La liệt những nấm mồ của nạn nhân Ebola tại một
ngôi làng
Bệnh nhân đầu tiên ở thành phố Kenema nhiễm Ebola là một phụ nữ
nhập viện vì bị sảy thai. Mặc dù biết rõ rằng bệnh nhân này đã bị nhiễm Ebola,
nhưng vì bệnh viện Kenema không hề có các dụng cụ chuyên dùng để phòng tránh,
dẫn đến hậu quả là ít nhất 12 y tá và cả bác sĩ hàng đầu của nước này về Ebola
cũng bị nhiễm virus tử thần trên.
Từ bệnh viện này, virus Ebola đã lan truyền cho ít nhất 277
người khác, gây ra tình trạng hoảng loạn ở trong bệnh viện, khiến hơn 100 y tá
quyết định đình công vì sợ trở thành nạn nhân của Ebola.
Chính sự thiếu kinh nghiệm đương đầu với Ebola đã khiến các y
bác sĩ tại bệnh viện trở thành những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại
dịch Ebola kinh hoàng nhất từ trước tới nay. Họ phải tự mò mẫm vừa làm vừa rút
kinh nghiệm, với cái giá phải trả là rất nhiều sinh mạng của y tá và bác sĩ.
Nhân viên y tế khử trùng sau khi chăm sóc cho
bệnh nhân Ebola
Trong thời gian gần đây, với sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế
giới và các tổ chức nhân đạo toàn cầu, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện Kenema đã
được tập huấn chuyên sâu hơn để đối phó với Ebola, được trang bị các loại quần
áo bảo hộ và thiết bị y tế chuyên dụng để có thể chiến đấu với “quái vật tí
hon” Ebola.
Trong một cuộc họp báo gần đây, ông Maya Kaikai, bộ trưởng phụ
trách khu vực miền đông của Sierra Leone tuyên bố: “Ebola đang hiện diện ở đây,
và mối đe dọa của nó với chúng ta là rất thật. Nó là căn bệnh lây truyền rất
nhanh, không phân biệt học vấn, giàu nghèo, địa vị chính trị, tuổi tác, giới
tính hay tôn giáo”.
Trí Dũng (Theo IBT)