Rất nhiều các bài viết
vừa qua đang sục sôi lên án một doanh nghiệp làm từ thiện đã tặng những cặp
nghèo trong một hôn lễ tập thể nhẫn vàng giả. Vậy thực hư thế nào?
Báo chí lên án Công ty vàng Cửu Long Jewelry
tặng nhẫn cưới bằng vàng giả cho người khiếm thị khi tài trợ đám cưới tập thể
(tháng 9/2014) tại TPHCM đang khiến dư luận bất bình.
Sở dĩ họ biết là vàng giả vì sau lễ cưới,
nhiều cặp đôi trong đó có vài cặp khiếm thị, mang nhẫn đi “đánh bóng” và nhận
ra vàng giả. Không biết ai đã tiết lộ với các cặp vợ chồng nghèo cặp nhẫn có
giá 6 triệu, và các cặp đôi nghèo hi vọng bán lại được với giá đó.
Vàng trang sức, rất
không giống như vàng thường, các báo nói “vàng dởm” là hoàn toàn không có căn
cứ, họ tặng nhẫn chữ không tặng vàng, và một cặp nhẫn được chế tác tinh vi thì giá thành nằm ở công
phu chế tạo, thiết kế, thương hiệu , thuế , quảng cáo ....và vật liệu
làm ra. Vàng trong trang sức, tỷ lệ vàng không nói lên điều gì đặc
biệt. Tỷ lệ thấp nhất ở vàng trang sức là 41,70%. Gọi là vàng 4 tuổi.
Khi tổ chức 1 đám cưới tập thể cho các bạn nghèo,
rõ ràng những người tổ chức đã suy nghĩ rất nhân văn. Có những thứ, bạn không
dùng tiền đo được.
Để các bạn biết, không nhất thiết cứ cặp nhẫn
có giá 6 triệu là phải bằng vàng 24k. Và khi nhà sản xuất dập thương hiệu của
mình lên sản phẩm, không đời nào họ làm nhẫn dởm để tự đánh mất thương hiệu.Khi
các bạn nghèo trong đám cưới tập thể mang nhẫn đi bán ở hàng vàng, thì cái cửa
hàng cần mua là vàng chứ không phải nhẫn, họ sẽ tính toán làm cách nào tách
vàng ra khỏi nhẫn, hoặc xóa đi thương hiệu dập trên đó, sửa chữa để bán lại, và
nhận ra không thể trả giá cao cho cặp nhẫn đó. Vì công chế tác lại mắc hơn.Như
vậy, rõ ràng rất khiên cưỡng khi quy kết vàng của công ty Cửu Long đưa là vàng
dởm, họ tặng nhẫn chứ không hề tặng vàng. Những thương hiệu lớn thì chỉ cần cái
tên ghi trên đó là giá bán đã vọt lên tận mây xanh.
Khi tổ chức 1 đám cưới tập thể cho các bạn
nghèo, rõ ràng những người tổ chức đã suy nghĩ rất nhân văn. Có những thứ, bạn
không dùng tiền đo được.
Anh chị khiếm thị hay bại liệt, đến với nhau
không có lễ cưới, chưa một lần tặng nhẫn hay hoa, cuộc sống vất vả cuốn đi
những phù phiếm lãng mạn, anh chị lần hồi kiếm sống qua ngày.
Khi họ tổ chức cho anh chị một lễ cưới đàng
hoàng có com lê, có váy trắng, có rượu vang và nến hồng, có người làm đầu và
trang điểm cho cô dâu chú rể, có ban nhạc và MC, có tiệc đứng và mọi người hân
hoan chia vui với anh chị, họ đã bỏ ra nhiều thứ hơn cặp nhẫn chứ? Nhẽ ra, anh
chị cần giữ cặp nhẫn như một kỉ niệm đẹp, như mọi người khi kết hôn, để nâng
niu chứ?
Nguyễn Quảng (từ Milton Keynes, Anh Quốc)