Học tại nhà
nơi giao lưu, tìm kiếm, chia sẻ kiến thức
Toán
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi.
Lý
Vật lý học một cách tổng quát nhất đó là khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác"
Hóa
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống.
Sinh
Sinh học là khoa học về sự sống. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, và những tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường.
Anh
Anh (tiếng Anh: England) là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm về phía tây bắc của châu Âu.
Văn
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.
Sử
Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật".
Địa
Địa lý học là môn học về sự biến đổi vị trí không gian về hiện tượng tự nhiên và con người trên Trái Đất.
đóng
Đăng nhập
|
Giới thiệu
|
Hướng dẫn
Trang chủ
Tin tức
Môn học
Bảng xếp hạng
Thành viên
Thi trắc nghiệm
Kinh nghiệm học tập
Phương pháp học
Ảnh Vui
Video hot
Độc lạ
Giải trí
Tin vịt
Đố Vui
Thơ
Cười
Các kỳ thi và tuyển sinh
THPT và ĐH,CĐ
Sức khỏe và đời sống
Sức khỏe
Tin lá cải
Ảnh vui
Tin tức giáo dục
Trắc nghiệm vui
Trường học Mỹ phân vân bỏ viết tay
27/11/2012 10:32:12
Dù là môn bắt buộc hay tự chọn, viết tay đang nhanh chóng biến mất khi các trường thay thế giấy và bút bằng máy vi tính. Thậm chí, các bài kiểm tra tiêu chuẩn đang dần được quản lý thông qua máy vi tính trong 3 năm nay. Liệu viết tay có lãng phí thời gian không? Các trường học ở California (Mỹ) thì không nghĩ vậy.
Viết tay có lãng phí thời gian?
Ngày nay, chiếc bút có thể không có sức mạnh phi thường như bàn phím nhưng California và một số bang khác của Mỹ nhất quyết không từ bỏ hoàn toàn hình thức văn bản này.
Chống lại xu hướng đang ngày càng nở rộ là loại bỏ việc rèn chữ ra khỏi chương trình giảng dạy tiểu học hoặc đưa nó thành môn tự chọn, California là một trong số những bang khác vẫn đang tiếp tục coi môn viết chữ là môn quan trọng của học sinh lớp 3.
Một số người cho rằng viết tay là lãng phí thời gian, là lỗi thời trong thời đại số hóa – thời đại mà chữ ký thậm chí còn là chữ ký điện tử, tuy nhiên những người khác lại cho rằng viết tay là cần thiết để trẻ có thể trau dồi các kỹ năng vận động, phát triển đặc tính riêng của trẻ.
Tranh cãi dấy lên khi 45 bang dự định áp dụng những hướng dẫn giảng dạy năm 2014 cho môn tiếng Anh và Toán, không bao gồm môn viết chữ, nhưng lại yêu cầu thành thạo đánh máy khi tốt nghiệp tiểu học.
Một số bang trong đó có California, Georgia và Massachusetts có thêm yêu cầu viết chữ theo tiêu chuẩn quốc gia, trong khi hầu hết các bang khác như Indiana, Illinois và Hawai đưa môn này thành môn tự chọn. Một số bang như Utah vẫn đang xem xét vấn đề này.
Dù là môn bắt buộc hay tự chọn, viết tay đang nhanh chóng biến mất khi các trường thay thế giấy và bút bằng máy vi tính. Thậm chí, các bài kiểm tra tiêu chuẩn đang dần được quản lý thông qua máy vi tính trong 3 năm nay.
“Có thực sự cần phải học 2 loại bản thảo khác nhau hay không?” – Steve Graham, chuyên gia giáo dục tại ĐH Bang Arizona đặt câu hỏi. “Sẽ có nhiều trẻ không học viết chữ. Kỹ năng quan trọng hơn là đánh máy”.
Tuy vậy, viết tay vẫn được nhiều người ủng hộ - những người cho rằng nó có lợi cho não của người trẻ cũng như tốt cho các kỹ năng vận động, phối hợp. Viết tay cũng là một cách biểu hiện của tính cách, những người ủng hộ nói.
“Tôi nghĩ nó là một phần bản sắc và lòng tự trọng của bạn” – Eldra Avery, giáo viên ngôn ngữ và sáng tác tại Trường Trung học San Luis Obispo. “Có cái gì đó rất đặc biệt và mang tính cá nhân trong một bức thư viết tay”.
Đối với nhiều giáo viên tiểu học, yêu cầu trẻ dành hàng giờ viết đi viết lại những con chữ là không thực tế trong kỷ nguyên của công nghệ.
Học sinh Alexia Herrara đang luyện chữ tại Trường St. Mark's Lutheran, Hacienda Heights, California, Mỹ.
Học sinh lớp 3 có thể dành 15 phút luyện chữ vài lần một tuần, nhưng lên lớp 4, việc này gần như không có vì giáo viên không yêu cầu bài luận viết tay. Trong khi một số đứa trẻ vẫn viết tay thì có nhiều trẻ chọn đánh máy vì chúng thực hành đánh máy nhiều hơn.
Dustin Ellis – giáo viên lớp 4 Trường Tiểu học Big Springs ở Simi Valley cho biết anh thường giao bài tập luyện chữ về nhà, nhưng nếu anh cho phép tự chọn thì chỉ có 3 trẻ chọn viết tay trong số 32 đứa.
“Trẻ có thể chỉ thành công khi biết đánh máy. Khi một đứa trẻ có thể gõ 60 chữ một phút, điều đó có nghĩa là chúng đang hướng tới một hướng đi khác. Viết tay đang trở nên ngày càng ít quan trọng hơn”.
Điều đó cũng phụ thuộc vào giáo viên. Nhiều giáo viên trẻ cũng không được chuẩn bị cho việc dạy viết tay – Kathleen S. Wright, quản lý sản phẩm chữ viết tay của công ty sản xuất dụng cụ giảng dạy Zaner-Bloser cho biết.
Để khắc phục điều này, công ty đã phát triển một chương trình máy vi tính dạy trẻ cách hình thành các chữ cái.
Nhiều học sinh nói rằng hầu như không ai viết tay trừ giáo viên và cha mẹ. Các bài luận ở trường đều yêu cầu đánh máy, những bản thảo cá nhân như thiệp cảm ơn, thiệp mừng sinh nhật cũng đều là email – Monica Baerg, học sinh 16 tuổi chia sẻ.
Baerg cho biết em học viết chữ năm lớp 3 nhưng chưa bao giờ sử dụng nó và cũng rất khó dịch được chữ viết tay của bố mẹ.
“Chuyện đó thật lãng phí thời gian. Chưa ai từng ép buộc chúng em viết tay. Thật rắc rối để nhớ các chữ cái. Không cần thiết phải viết tay” – cô bé nói.
Tại trường St. Mark's Lutheran, Hacienda Heights, viết tay vẫn là một môn học chính. Học sinh được yêu cầu viết tay trong suốt những năm trung học để chúng thành thạo nó. Học sinh cũng được cung cấp một cuốn sách để học và luyên tập tại nhà.
“Luôn có những trường hợp bạn phải sử dụng đến chữ viết tay” – bà Linda Merchant, giám đốc chương trình giảng dạy và hướng dẫn nói.
Chuyên gia Graham cho rằng với nhiều đứa trẻ, mục đích thực tế duy nhất của việc học viết tay chỉ để ký tên.
“Người ta chỉ nên dạy viết tay cho mục đích này” – học sinh Baerg nói. “Ai cũng muốn có một chữ ký đẹp với những đường nét theo ý mình”.
Phản hồi đa chiều
Sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều phản hồi tranh luận về vấn đề này với những ý kiến trái chiều.
Một ông bố chia sẻ, anh đã phát hoảng khi phát hiện cậu con trai 15 tuổi đang học lớp 9 không có khái niệm về viết tay. Khi anh hỏi cô con gái 17 tuổi là sinh viên loại A từ năm lớp 7, hiện đang học năm cuối trung học, anh còn phát hiện ra rằng con bé không được dạy viết tay. “Nếu bạn yêu cầu con bé ký tên, con bé sẽ in tên mình ra. Không thể tưởng tượng được một học trung trung học xuất sắc không thể ký tên mình” – ông bố Gregory A. Peterson chia sẻ.
Những người phản đối bỏ dạy viết tay trong trường học cho rằng nếu không viết tay, sẽ không thể đọc được những bản thảo viết tay quan trọng khác. Hay “nếu không biết viết tay, chúng ta sẽ có một thế hệ không biết ký séc hay không thể viết một bức thư mà không cần máy vi tính, máy tính bảng hay điện thoại.
Giáo viên lớp 6 – Erin Redding thì hoàn toàn đồng ý với California và các bang khác. Cô cho biết tất cả những học sinh của mình đều được yêu cầu viết tay mọi thứ, ngoại trừ môn Toán. “Đó là một cách tốt điều chỉnh các kỹ năng vận động. Ngày nay, không phải mọi thứ đều được thực hiện bằng máy vi tính. Nhiều người trong số chúng ta vẫn phải sử dụng chữ ký cho các tài liệu không phải điện tử và học sinh của tôi cũng vậy”.
Trái lại, những người phản đối lại cho rằng viết tay không phải cách để “mài giũa kỹ năng vận động” - Shaw Sullivan nhận định.
Trong khi đó, nhiều độc giả đưa ý kiến cả 2 dạng viết tay đều quan trọng, cần thiết và các trường phải dạy học sinh thành thạo cả hai kỹ năng này.
(Theo Vietnamnet)
BÀI VIẾT MỚI HƠN
Tuyển sinh ĐH 2015: Đừng vội vàng nộp hồ sơ xét tuyển NV1
(03/08)
Clip: Cô giáo cung Bọ Cạp xưng “mày – tao", chửi học viên
(01/08)
Mời các bạn thử sức với bài toán thú vị: “Chiếc thuyền bí ẩn..."
(09/07)
Đội nắng 40 độ chờ con làm bài thi vào ĐHQG Hà Nội
(30/05)
Nghệ thuật ăn xin
(20/05)
Quy định cấm tình yêu giữa học trò và thầy giáo
(10/04)
Hạ hạnh kiểm học sinh không đội mũ bảo hiểm
(10/04)
Thi THPT quốc gia 2015: "Nghịch lý" phân bổ cụm thi ở TP.HCM
(10/04)
Phẫu thuật ghép đầu sắp thành hiện thực
(09/04)
Câu chuyện cuộc sống: Người phụ nữ 30 năm bán hàng rong nuôi hai con đỗ đạt
(14/01)
BÀI VIẾT CŨ HƠN
Hậu thông tư 17… giáo viên buồn, phụ huynh mệt, gia sư cười
(27/11)
Quảng Nam: Bất an đi học ở vùng động đất
(26/11)
Cười, khóc với những bài văn tiểu học
(26/11)
Sân trường thành bãi xe, học sinh chen hung thần
(26/11)
Hàng ngàn học sinh khốn đốn vì những chiếc cọc
(26/11)
"Rợn người" đường đến trường của học sinh Indonesia
(25/11)
Vào “lò” từ thuở còn thơ
(23/11)
Trường học hư hỏng do động đất, thầy trò phấp phỏng
(23/11)
Nước mắt sau bục giảng của các thầy cô trên vùng cao
(22/11)
Sinh viên kém có thể bị buộc thôi học sau mỗi học kỳ
(22/11)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
Hỗ trợ 3
0985515690
0435643150
Chia sẻ
Thành viên mới
thanhngavbhp1999
tham gia 04/01/2025
nguumavuong11102009
tham gia 25/12/2024
vuin07290
tham gia 24/12/2024
gle0985138361
tham gia 19/12/2024
huynhleduc209.512
tham gia 11/12/2024