(GD&TĐ)-Để
áp dụng so sánh trong tuyển dụng, kết quả học tập toàn khoá của sinh
viên đại học, cao đẳng giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên
chế được chuyển đổi tương đương theo hạng tốt nghiệp. Đó là một trong
những nội dung mới đáng chú ý tại dự thảo
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
|
Ảnh MH |
Quy đổi tương đương kết quả học tập tín chỉ và niên chế
Cụ thể, kết quả học tập toàn khoá của
sinh viên đại học, cao đẳng theo niên chế (thang điểm 10) và theo tín
chỉ (thang điểm 4) đều thống nhất theo hạng tốt nghiệp và được quy đổi
tương đương để so sánh trong tuyển dụng như sau:
TT
|
Xếp hạng tốt nghiệp
|
Điểm Trung bình chung học tập (Đào tạo theo niên chế)
|
Điểm Trung bình chung tích luỹ (Đào tạo theo tín chỉ)
|
1.
|
Xuất sắc
|
Từ 9,0 đến 10
|
Từ 3,6 đến 4,0
|
2.
|
Giỏi
|
Từ 8,0 đến cận 9,0
|
Từ 3,2 đến cận 3,6
|
3.
|
Khá
|
Từ 7,0 đến cận 8,0
|
Từ 2,5 đến cận 3,2
|
4.
|
Trung bình khá
|
Từ 6,0 đến cận 7,0
|
5.
|
Trung bình
|
Từ 5,0 đến cận 6,0
|
Từ 2,0 đến cận 2,5
|
Ngoài ra, theo nội dung mới được bổ sung
trong dự thảo, các trường lập kế hoạch và xây dựng lộ trình triển khai
đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện cụ thể của trường
mình;
Trên cơ sở những quy định của quy chế
này, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và lộ trình tiến đến đào tạo theo hệ
thống tín chỉ hoàn chỉnh, các trường xây dựng quy định cụ thể của
trường mình về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho hệ chính quy, vừa làm
vừa học, đào tạo từ xa và đào tạo liên thông;
Định kỳ các trường tổ chức rà soát, đánh
giá, bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, các quy định về đào tạo
theo hệ thống tín chỉ cho phù hợp với điều kiện thực tế và lộ trình
triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường;
Các trường được phép triển khai rà soát,
đánh giá và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo
và giá trị của tín chỉ, làm cơ sở cho việc công nhận kiến thức đã tích
luỹ của sinh viên sử dụng trong trường hợp chuyển trường, đào tạo liên
thông hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn.
Các trường hợp sinh viên bị buộc thôi học
Tại dự thảo này còn có những sửa đổi, bổ
sung liên quan đến chương trình đào tạo; cảnh báo kết quả học tập, buộc
thôi học; đánh giá đồ án, khoá luận tốt nghiệp...
Theo đó, việc cảnh báo kết quả học tập
được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới, khi:
Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa
học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; điểm trung bình chung tích
luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh
viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80
đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; số lần cảnh báo kết
quả học tập do Hiệu trưởng qui định, nhưng không vượt quá 2 lần liên
tiếp.
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi
học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: Có số lần cảnh báo kết quả
học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng. Vượt quá thời
gian tối đa được phép học tại trường quy định của Quy chế này; bị kỷ
luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định
hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên
có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương
nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên vừa
theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ
thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những
sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b khoản 2
của Điều này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được
bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét
quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.”
Theo GD&TĐ